Nông dân đứng trước sức ép từ nhiều phía

Nông dân đứng trước sức ép từ nhiều phía
TP - Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam khóa V Nguyễn Quốc Cường cho rằng, cần nâng cao “ba thức” cho nông dân. Đó là nhận thức về chủ trương đường lối; thứ hai là về kiến thức làm ăn và cuối cùng là ý thức trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ với cộng đồng, đất nước.

> Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại ĐH Hội Nông dân VN
> Huy động sức dân đi đôi với bồi dưỡng sức dân

Tham dự Đại hội, nhiều đại biểu cũng chia sẻ ý kiến trong bối cảnh nông dân và nông nghiệp đang gặp nhiều khó khăn thách thức.

Đại biểu Lê Văn Duẩn (Đoàn Hải Dương) cho rằng, người nông dân gặp khó khăn khi giá vật tư nông nghiệp tăng cao trong khi giá nông sản xuống thấp.

Dẫn đến thu nhập của nông dân giảm, đời sống khó khăn. Nhiều hộ sản xuất được hàng hóa nhưng lại không dám mở rộng quy mô vì không tìm được đầu ra cho sản phẩm, thậm chí nhiều nông dân còn làm đơn xin trả lại ruộng… Trong khi đó Hội Nông dân dù rất cố gắng cũng chỉ góp sức tuyên truyền kỹ thuật giúp bà con giảm chi phí đầu ra cho sản phẩm, chứ chưa đem lại giải pháp căn bản.

Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Phong cho biết, tại An Giang mặc dù nông dân là người sản xuất nông sản, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, nhưng lại là khu vực chịu nhiều rủi ro, dễ bị tổn thương và thực tế luôn đứng trước nguy cơ “được mùa mất giá, được giá mất mùa”.

Nghìn đời nay người nông dân không ngại khó, ngại khổ nhưng họ ngại nhất là không có đầu ra cho sản phẩm. Chúng ta chưa có thương hiệu lúa gạo, người nông dân chịu sự thao túng của các lái buôn.

“Chẳng lẽ để nông dân chịu thiệt hoài?”- ông Phong nói và cho rằng hiện tại doanh nghiệp không hào hứng với việc đầu tư vào nông nghiệp. Do vậy, các doanh nghiệp nông nghiệp cần sự hỗ trợ lớn hơn về chính sách và tài chính.

Đồng tình với quan điểm này, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Quảng Nam Vũ Văn Thậm cho rằng, hiện tại việc đầu tư vào các doanh nghiệp nông nghiệp còn hạn chế, có phần thiên lệch.

Trong khi một số ngành công nghiệp được bảo hộ nhiều năm thì hiệu quả rất kém, thậm chí thua lỗ lớn trong khi các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp lại không được quan tâm nhiều. “Vấn đề đầu ra cho sản phẩm vô cùng bức xúc. Nhiều nông sản có khả năng sản xuất ở trong nước nhưng vẫn nhập từ bên ngoài. Do đó Hội Nông dân phải là cơ quan tham mưu về chính sách, giải quyết căn cơ các vấn đề của nông dân”- ông Thậm đề nghị.

Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Lai Châu Vũ Thị Liên Châu cũng cho rằng người nông dân một mình không thể tạo lập được thị trường do đó cần sự hỗ trợ từ nhà nước và doanh nghiệp.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.