Nỗi đau của vợ con người tử nạn vì cứu thanh niên đuối nước

 Người vợ cùng con cháu ông Sơn không tin chồng đã chết
Người vợ cùng con cháu ông Sơn không tin chồng đã chết
Nghe tiếng kêu cứu, ông ấy gửi ví và điện thoại rồi lao mình xuống dòng nước đen cứu người', chị Hạnh, người chứng kiến cảnh cứu người khiến cả hai cùng chết đuối ở kênh Bến Nghé (TP HCM) kể.

Chiều 3/5, thi thể ông Trần Phong Sơn (52 tuổi, ngụ quận 4, TP HCM) đã được cơ quan chức năng bàn giao cho gia đình lo hậu sự. Ông Sơn là người đã nhảy xuống kênh Bến Nghé (đoạn dưới cầu Mống, phía quận 4) cứu anh Nguyễn Văn Tuấn (32 tuổi) vào sáng sớm cùng ngày khi anh này không may bị trượt chân xuống kênh.

Không khí tang thương bao trùm căn nhà nằm sâu trong con hẻm ở đường Tôn Đản, quận 4. Bà Nguyễn Thị Kim Luông cùng con, cháu vật vã, nức nở bên thi thể ông Sơn đang chờ được khâm liệm.

Nỗi đau của vợ con người tử nạn vì cứu thanh niên đuối nước ảnh 1

Kênh Bến Nghé, nơi ông Sơn cứu người và cùng chết đuối gần chỗ giao với sông Sài Gòn nên nước ngầm cuốn mạnh.

Người vợ 46 tuổi cho biết, thông thường ông Sơn dậy sớm đạp xe qua Công viên 23/9 (quận 1) để tập thể dục. Nhưng không hiểu sao hôm nay ông lại qua cầu Mống tập, bà Luông nghẹn giọng.

Đến hơn 7h, không thấy chồng về nên bà bảo con trai chạy xe đi tìm nhưng không gặp. Bà gọi điện cho chồng thì được đầu bên kia thông báo: "Ông ấy nhảy xuống kênh Bến Nghé cứu người nên đã chết". Nghe thấy vậy, bà ngất đi phải nhờ trợ giúp mới tỉnh lại.

Theo nhân chứng Trần Thị Hạnh, khoảng 5h30 sáng nay, anh Tuấn, người nhặt phế liệu, đang khòm lưng xuống bờ kênh Bến Nghé, dưới chân cầu Mống (phía quận 4) để rửa tay thì bất ngờ trượt chân té xuống kênh. Nam thanh niên chới với giữa dòng nước đang chảy xiết, cầu cứu.

Nỗi đau của vợ con người tử nạn vì cứu thanh niên đuối nước ảnh 2

Bà Luông sốc nặng khi chồng đột ngột ra đi.

Gần nơi anh Tuấn gặp nạn có khá nhiều người đứng tập thể dục, trong đó có cả người lớn tuổi và thanh niên nhưng nước chảy xiết nên không ai dám nhảy xuống cứu, bà Hạnh cho biết. "Từ phía xa, một người đàn ông tất tả chạy tới móc ví và điện thoại gửi cho một người đứng đó rồi lao mình xuống dòng kênh cứu người", chị Hạnh kể.

Khi ông Sơn bơi đến gần anh Tuấn thì bị nam thanh niên này ôm chặt. Cả hai sau một hồi ngụp lặn trong dòng nước đen ngòm thì chìm hẳn. Trên bờ ai cũng lo lắng nhưng tưởng ông Sơn lặn xuống để đẩy nạn nhân vào song hồi lâu vẫn không thấy hai người nổi lên mặt nước thì tá hỏa báo cơ quan chức năng. "Lo lắng nhưng không ai dám nhảy xuống", bà Hạnh kể lại.

Phòng cảnh sát cứu hộ cứu nạn (Sở Cảnh sát PCCC) cử 14 người nhái xuống hiện trường tìm vớt nạn nhân. Sau hai giờ lặn dưới dòng nước chảy xiết, lần lượt các thi thể được tìm thấy. "Đây là gần khúc giao với sông Sài Gòn nên nước ngầm cuốn mạnh dù người thanh niên khỏe cũng có thể bị cuốn mất nếu không có kinh nghiệm", một cảnh sát cứu hộ cho biết.

Đôi mắt đỏ hoe, con trai lớn của ông Sơn lặng lẽ ngồi bên cạnh thi thể bố, chốc lát lại kéo chiếc khăn che mặt cha trước khi khâm liệm. "Bình thường ba bơi rất giỏi và biết cách cứu người đuối nước nhưng không hiểu hôm nay như thế nào", người con trai út ôm ảnh của bố, nức nở.

Nhiều người thân, bạn bè và cả người lạ nghe tin ông Sơn gặp nạn khi cứu người đã đến chia buồn cùng gia đình khiến căn nhà nhỏ trong hẻm càng thêm chật chội. "Anh Sơn là một người sống rất chính trực và tốt bụng", ông Nguyễn Văn Tâm, hàng xóm đang tất bật lo hậu sự cho bạn, xúc động nói.

Vợ chồng ông Sơn có 3 người con, hai con lớn đã lập gia đình, còn cậu con trai út học lớp 8. Buổi sáng ông bán cà phê, nước giải khát tại nhà, buổi chiều rảnh ông thường đi giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh neo đơn trên địa bàn. Ông Sơn thường xuyên vận động mọi người trong xóm đóng góp tiền để về các tỉnh, giúp trẻ em nghèo, hiếu học.

Theo Theo Ngôi Sao
MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Ảnh hưởng của El Nino khiến hơn 28.000 ha rừng ở Bà Rịa – Vũng Tàu đang ở cấp báo động cháy “cực kỳ nguy hiểm” (cấp 5). Người dân, cơ quan chức năng cũng như lực lượng bảo vệ rừng của tỉnh đang trong trạng thái cảnh giác cao, căng mình giữ rừng, không lơ là, chủ quan với lửa.