Những vụ gian lận thi cử tày đình bị xử tội nặng nề trong sử Việt

TPO - Trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam, gian lận trong thi cử bị xử tội rất nặng, người vi phạm có thể bị bắt làm nô lệ, bỏ tù, đeo gông cho đến xử tử.

Khoa cử là một trong những hình thức cơ bản để tuyển dụng nhân tài, phục vụ đất nước ngày xưa. Ở nước ta, nền khoa cử ra đời tương đối sớm. Sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938, các triều đại phong kiến Việt Nam như Ngô, Đinh, Tiền Lê bắt tay vào việc xây dựng và củng cố chính quyền. Đến thời Lý (1009-1225), bộ máy nhà nước phong kiến về căn bản đã được hoàn thiện. Để có thể tuyển dụng nhân tài phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, nhà Lý bắt đầu đặt những viên gạch đầu tiên để xây dựng nền giáo dục nước nhà.

Quy định thi cử nghiêm ngặt

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, năm 1070, vua Lý Nhân Tông cho thành lập Văn Miếu, một năm sau cho lập Quốc Tử Giám (trường học đầu tiên của quốc gia).

Tiếp đó, năm 1075, vua Lý Nhân Tông cho tổ chức kỳ thi tuyển chọn người tài đầu tiên, được gọi là Minh kinh bác học. Kể từ đây, nền khoa cử Việt Nam chính thức ra đời.

Sau thời Lý, các triều đại phong kiến tiếp tục hoàn thiện nền giáo dục nước nhà. Phần lớn triều đại đều có một số cải cách về nội dung giáo dục và thi cử để phù hợp hơn.

Tuy nhiên, điểm chung là dù bất cứ triều đại nào, việc giáo dục và thi cử dưới thời phong kiến vẫn luôn tồn tại những quy định hết sức ngặt nghèo, bắt buộc học sinh phải vượt qua.

Theo sách Đại Nam Hội điển sự lệ, triều Nguyễn quy định, thí sinh không được mang tài liệu vào trường thi, không được nói chuyện ồn ào, lộn xộn, phải đóng dấu “nhật trung” (dấu xác định bài thi được làm tại trường thi), cấm ngồi không đúng chỗ quy định, tự ý vứt bỏ hoặc sửa chữa bảng tên, cấm kê khai gian lận tên tuổi, cấm nộp bài trễ hạn. Nếu vi phạm, sĩ tử sẽ bị phạt rất nặng.

Những vụ gian lận thi cử tày đình bị xử tội nặng nề trong sử Việt ảnh 1 Ngày xưa, gian lận trong thi cử bị xử tội rất nặng, người vi phạm có thể bị bắt làm nô lệ, bỏ tù, đeo gông cho đến xử tử.

Ngoài ra, hình phạt đối với người vi phạm rất nghiêm khắc. Người bị phát hiện mang tài liệu vào phòng thi sẽ bị gông (cùm) một tháng, sau đó bị đánh 100 roi. Nói chuyện ồn ào, cả thí sinh lẫn các vị quan đốc học, giáo thụ và huấn đạo ở địa phương có thí sinh vi phạm đều bị truy tội.

Bài thi phải viết loại chữ chân phương, thiếu một nét, một chấm xem như mắc lỗi, phạm luật. Khi làm xong bài, cuối quyển thi phải ghi rõ số chữ đã xóa, bỏ sót, sửa chữa.

Ai không được đi thi?

Trước thời gian thi bốn tháng, những người muốn dự thi phải ghi danh tại địa phương để xem xét tư cách đạo đức, lý lịch. Những người đang chịu tang cha hoặc mẹ, đang chịu tang ông bà nội mà đương sự là người phải lo việc thờ phụng không được tham gia kỳ thi. Những người bất hiếu, không hòa thuận với anh em, tàn bạo… cũng không được thi.

Những người thân thuộc với kẻ phạm tội đã bị chém, giảo (thắt cổ), đi đày, sung quân (dù đã được tha về)... cũng không được thi.

Tội thân thuộc với giặc được chia làm bốn khoản quy định từ nặng đến nhẹ với mức độ khác nhau. Nếu giặc là chánh yếu phạm (những người mang chức tước cao nhất)  không kể đã bị xét xử hay chưa, dù đã chết hay đã ra đầu thú được khoan dung, thì từ con cho đến cháu, chắt cùng những người chịu tang từ chín tháng trở lên đều không được dự thi.

Nếu là kẻ tòng phạm theo giặc nhưng không có chức tước, hoặc nhỏ thì con cháu không được đi thi. Nếu đã ra đầu thú, lập công được giảm án, cháu được đi thi. Nếu là kẻ tòng phạm nhưng bị giặc ức hiếp phải theo chẳng có chức tước gì thì con không được đi thi nhưng cháu trở xuống đều được đi thi.

Phụ nữ bị cấm không được dự thi. Chính vì lý do này nên xuyên suốt thời kỳ phong kiến, Việt Nam chỉ có duy nhất một tiến sĩ nữ là Nguyễn Thị Duệ. Bà đã cải trang thành nam giới và đi thi đỗ vào thời nhà Mạc.

Thánh Cao Bá Quát dùng cách gì để sửa bài cho thí sinh?

1. Thánh Cao Bá Quát dùng cách gì để sửa bài cho thí sinh?

  • icon

    Dùng muội đèn

  • icon

    Dùng mực tàu

  • icon

    Dùng bút chì

Tiến sĩ Ngô Sách Tuấn bị xử tội chết vào khoa thi năm nào?

2. Tiến sĩ Ngô Sách Tuấn bị xử tội chết vào khoa thi năm nào?

  • icon

    1696

  • icon

    1698

  • icon

    1670

Thần Siêu- Nguyễn Văn Siêu người đã chỉnh trang công trình gì quanh hồ Hoàn Kiếm?

3. Thần Siêu- Nguyễn Văn Siêu người đã chỉnh trang công trình gì quanh hồ Hoàn Kiếm?

  • icon

    Cả 2 công trình trên

  • icon

    Xây Tháp Bút

  • icon

    Dựng cầu Thê húc

Con trai nhà ‘bác học’ Lê Quý Đôn bị xử tội dưới thời vua nào?

4. Con trai nhà ‘bác học’ Lê Quý Đôn bị xử tội dưới thời vua nào?

  • icon

    Lê Hiển Tông

  • icon

    Lê Thánh Tông

  • icon

    Lê Thuần Tông

Khoa thi Hương đời Lê Gia Tông, những viên quan nào bị bắt làm nô lệ vì liên quan đến gian lận thi?

5. Khoa thi Hương đời Lê Gia Tông, những viên quan nào bị bắt làm nô lệ vì liên quan đến gian lận thi?

  • icon

    Vũ Cầu Hối và Ngô Sách Dụ

  • icon

    Vũ Cầu Hối và Ngô Thời Nhậm

  • icon

    Vũ Cầu Hối và Ngô Thời Chí

Tiến sĩ Ngô Thế Vinh người bị cách chức tước học vị vì vi phạm trường quy- Quê ông ở đâu?

6. Tiến sĩ Ngô Thế Vinh người bị cách chức tước học vị vì vi phạm trường quy- Quê ông ở đâu?

  • icon

    Nam Định

  • icon

    Thái Bình

  • icon

    Hải Dương

Năm 1826, ai lén lút đem tài liệu vào phòng thi và bị phạt đóng gông 1 tháng, tước bằng cử nhân?

7. Năm 1826, ai lén lút đem tài liệu vào phòng thi và bị phạt đóng gông 1 tháng, tước bằng cử nhân?

  • icon

    Đặng Tế Mỹ

  • icon

    Đặng Văn Thái

  • icon

    Đăng Văn Long

Năm 1834, ai đã đút lót tiền bạc cho quan trường để gian lận thi?

8. Năm 1834, ai đã đút lót tiền bạc cho quan trường để gian lận thi?

  • icon

    Cả hai ông trên

  • icon

    Nguyễn Văn Giao

  • icon

    Nguyễn Thái Để

MỚI - NÓNG
TPHCM 24/7: Cựu cục trưởng Đỗ Thị Nhàn bị tịch thu bao tiền? Thuận An nói về 2 gói thầu ở TPHCM
TPHCM 24/7: Cựu cục trưởng Đỗ Thị Nhàn bị tịch thu bao tiền? Thuận An nói về 2 gói thầu ở TPHCM
TPO - Người tự nhận có thể cầu mưa cho TPHCM nhận lỗi; Cựu cục trưởng Đỗ Thị Nhàn phải nộp thêm 400.000 USD và 100 triệu đồng; Nam thanh niên trộm chó trong tích tắc; Siêu tàu cao tốc từ TPHCM - Côn Đảo chính thức hoạt động; Đốn hạ hơn 400 cây xanh để làm tuyến Metro số 2,... là những tin tức đáng chú ý tại TPHCM tuần qua.