> Dùng vốn ưu đãi để 'phá băng' BĐS?
> “Tiết kiệm Hoa Trạng nguyên” với LienVietPostBank
TS Nguyễn Đức Hưởng, Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng cho hay: hai đơn vị đã cùng huyện Xín Mần xây dựng Đề án hỗ trợ giảm nghèo huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang giai đoạn 2009 - 2020 theo công thức 5-3-2 tức là cứ đầu tư 100 đồng thì 50% chi phí vào con người (giáo dục đào tạo), 30% vào phát triển kinh doanh và 20% vào phát triển hạ tầng.
Công ty Cổ phần Phát triển Xín Mần ra đời từ đó với sứ mệnh là tổ chức phi lợi nhuận giữ vai trò đầu mối triển khai các mục tiêu của Đề án vào thực tế tại huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang. Hoạt động từ ngày 19-1-2010 với vốn điều lệ là 20 tỷ đồng, trong đó Công ty Cổ phần Him Lam góp vốn 51% và Ngân hàng góp vốn 44%.
Theo TS Nguyễn Đức Hưởng, ngay sau khi nhận tài trợ huyện nghèo Xín Mần, Ngân hàng và công ty CP Him Lam đã cử đoàn cán bộ lên khảo sát tình hình, đồng thời thuê công ty tư vấn xây dựng Đề án hỗ trợ giảm nghèo huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang giai đoạn 2009 - 2020.
Công ty Cổ phần Him Lam và Ngân hàng đã tài trợ, đầu tư 88,12 tỷ đồng, trong đó tài trợ là 64,2 tỷ đồng, vượt 9,45 tỷ đồng so với cam kết ban đầu (54,75 tỷ đồng), đã tạo ra khối lượng vật chất rất lớn, hiệu quả sử dụng lâu dài, tạo thêm hàng nghìn việc làm cho người dân trong và ngoài huyện.
Cụ thể về đào tạo nhân lực, hỗ trợ phát triển y tế, giáo dục là 41,68 tỷ đồng; Tài trợ xây dựng 01 trường Mầm non, 01 trường Tiểu học, 01 trường Trung học cơ sở của huyện đạt chuẩn Quốc gia (là 3 trường đầu tiên của huyện được công nhận đạt chuẩn Quốc gia); 10 nhà lưu trú với 600 chỗ ở đầy đủ cho các em học sinh ở các trường học và đưa vào sử dụng năm 2011 và 2012; tặng 400 ti vi màu, 01 xe cứu thương.
Tổng giám đốc công ty Xín Mần Ngô Trung Sơn chia sẻ: Nhận thức của người dân là rào cản lớn nhất tại các huyện nghèo vì trình độ văn hóa thấp, hủ tục và ỷ lại... Về lâu dài, chúng tôi đã đúc kết: “chỉ có con cái tiến bộ mới giáo dục bố mẹ thoát ra khỏi lạc hậu hiệu quả”.