Nhiều trẻ viêm não bị di chứng nặng do điều trị muộn

Nhiều trẻ viêm não bị di chứng nặng do điều trị muộn
TP - Thời gian gần đây các bệnh viện tiếp nhận nhiều bệnh nhân có biểu hiện viêm màng não, viêm não, viêm não Nhật Bản. Đáng chú ý có những trẻ đưa đến khá muộn vì biểu hiện ban đầu của bệnh này rất dễ nhầm lẫn với các bệnh sốt cao khác.

Bệnh diễn biến nhanh và nặng

Bệnh nhân H.T.T (3 tuổi, Bắc Ninh) đang điều trị ngày thứ 13 tại khoa  những vẫn li bì. Hiện các bác sĩ chưa xác định được căn nguyên gây viêm não dù nghĩ nhiều đến viêm não Nhật Bản. Bác sĩ cũng chưa thể đánh giá được khả năng hồi phục bởi bệnh nhân đang trong giai đoạn cấp của bệnh, biểu hiện rất nặng nề. Cùng với đó, bệnh nhi này đang có dấu hiệu liệt. Trước đó, bé T. được gia đình đưa đến viện đã ở ngày thứ 3 sau sốt, đã có dấu hiệu li bì, tri giác bị liệt.

Một trường hợp khác là bệnh nhân L.T.H. (Hưng Yên) nhập viện ngày 2/6. Sau gần nửa tháng điều trị, sức khoẻ bé có dấu hiệu tốt lên. Người nhà bệnh nhi cho biết, bệnh của trẻ diễn biến khá nhanh, sốt cao, không co giật, người gồng cứng. Trẻ được đưa đến bệnh viện địa phương nhưng bệnh nặng nên được chuyển lên Bệnh viện Nhi T.Ư trong tình trạng li bì, hôn mê. Hiện nay bệnh nhi đã nhận biết nhưng chưa nói, không ngồi, không nhấc được cổ.

Trong những ngày qua, Khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) cũng tiếp nhận rải rác các ca viêm màng não, có bé bị viêm màng não mủ rất nặng.

Phát hiện sớm hạn chế di chứng nặng nề

TS Nguyễn Tiến Lâm, Trưởng khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Nhi T.Ư) khuyến cáo, viêm não do virus là bệnh nguy hiểm do nhiều loại virus gây nên, trong đó có virus viêm não Nhật Bản. Các căn nguyên gây viêm não là virus arbo (trong đó có virus viêm não Nhật Bản), virus herpes, virus đường ruột (như EV71 gây tay chân miệng). Bệnh xuất hiện quanh năm và mùa dịch vào các tháng hè, đỉnh điểm là tháng 6-8. Trẻ thường sốt cao, đau đầu, nôn, ngủ li bì, mệt lả…

Bệnh có thể bị lây nhiễm qua côn trùng đốt, đường tiêu hóa hoặc đường hô hấp. Trẻ dưới 15 tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh. Biểu hiện chính của bệnh là sốt cao và kèm theo các triệu chứng liên quan đến tổn thương hệ thần kinh trung ương. Nếu phát hiện sớm chữa kịp thời thì hiệu quả điều trị bệnh cao hơn. Ngược lại bệnh sẽ dẫn đến nhiều di chứng nặng nề như bại não, liệt chân, liệt tay, bị động kinh, điếc, trí nhớ kém, ảnh hưởng đến kết quả học tập…

Do đó các chuyên gia khuyến cáo, trong mùa dịch viêm não các gia đình cũng cần chú ý đến những bé sốt, đau đầu nhiều, nôn, buồn nôn mà việc dùng thuốc hạ sốt không mang nhiều hiệu quả giảm sốt, giảm đau; triệu chứng buồn nôn, nôn không liên quan đến bữa ăn thì cha mẹ cần đưa trẻ tới bệnh viện sớm nhất để được theo dõi, chẩn đoán và điều trị sớm, giảm nguy cơ biến chứng nguy hiểm cho bé. Việc điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ di chứng để lại cho não bộ là vĩnh viễn, suốt đời.

So với các thể viêm não khác, bệnh nhi viêm não Nhật Bản rất nguy kịch, nặng nề, nguy cơ để lại di chứng thần kinh. Do diễn tiến của bệnh viêm não nói chung và viêm não Nhật Bản nói riêng thường phức tạp và dễ nhầm lẫn với các bệnh khác nên việc bệnh nhân đến viện khi đã có biến chứng vẫn thường xảy ra.

Để dự phòng bệnh viêm não, bác sĩ Lâm khuyến cáo người dân cần đưa trẻ đi tiêm phòng vắc-xin phòng viêm não mô cầu, viêm não Nhật Bản đầy đủ. Đặc biệt, các bậc phụ huynh cần cho trẻ ngủ màn để tránh muỗi truyền bệnh.

Ngày 15/6, Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, kết quả xét nghiệm ban đầu của Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư trong ngày 15/6 cho thấy, các mẫu bệnh phẩm của 3 trẻ tử vong và 1 trẻ đang điều trị do ngộ độc tại Cao Bằng âm tính với virus viêm não Nhật Bản B và vi khuẩn não mô cầu. Đây là hai tác nhân gây bệnh truyền nhiễm gây bệnh cảnh viêm não – màng não và đang lưu hành tại nước ta. 

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.