Nhiều bản ấn Đền Trần hóa ra 'ban phúc không mạnh'

Nhiều bản ấn Đền Trần hóa ra 'ban phúc không mạnh'
TP - Những năm gần đây, lễ khai ấn Đền Trần đã trở thành một hoạt động văn hóa tâm linh đặc biệt, thu hút sự quan tâm của nhiều tầng lớp nhân dân.

>> 'Khai đao…trảm ấn' 

Nhiều bản ấn Đền Trần hóa ra 'ban phúc không mạnh' ảnh 1
Chen lấn xô đẩy để xin ấn đền Trần. Ảnh: Hồng Vĩnh

Hy vọng không phải ấn của Đền Trần đóng !

Thay vì “Tích phúc vô cương”, nghĩa là “ban phúc vô bờ”, thì giờ đây, ấn lại khắc bốn chữ “Tích phúc vô cường?”, nghĩa là “Ban phúc không mạnh”.

Chẳng lẽ quả ấn mà nhiều người cho là linh thiêng, tâm thành đến Đền Trần làm lễ xin về với bao niềm kì vọng lại có lỗi khiến chỉ còn là quả ấn “Ban phúc không mạnh” thôi sao?

Chúng tôi hy vọng rằng những bản ấn có sai sót mà chúng tôi xem là thứ thau lẫn trong vàng, do một quả ấn không phải của Đền Trần đóng.

Vào dịp này, hàng vạn người không quản ngại đường đất xa xôi, thức thâu đêm suốt sáng, có mặt tại Đền Trần (Nam Định) để xin ấn. Nào quan, nào dân, xe lớn xe nhỏ nối đuôi thành hàng dài, cảnh ùn tắc, thậm chí là giẫm đạp lên nhau đã xuất hiện trong một số thời điểm.

Những người đi xin ấn thảy đều tâm niệm rằng đây là “bảo ấn” (ấn báu), “quốc ấn vua ban”; có bản in từ ấn này sẽ được các đấng anh linh phù trợ cho thuận lợi trên quan lộ, làm ăn phát đạt, mãi hưởng phúc lành.

Một vị cao niên tại Đền Trần cho biết, trong dịp khai ấn đầu năm, có rất nhiều vạn bản ấn được đóng sẵn để phục vụ nhân dân thập phương, sao cho nhân dân về lễ Đền Trần, ai ai cũng có tấm ấn “vua ban”.

Sự thực là rất nhiều người đã xin được bản ấn tại Đền Trần, nhưng dường như rất ít người  để ý tìm hiểu về bản ấn mà họ đã xin được.

Tuy nhiên, mặc dù không dám nói là tất cả các bản in quả ấn có tiếng linh thiêng là có vấn đề, nhưng chắc chắn có nhiều bản in trong đó thể hiện quả ấn dùng được đóng có nhiều khiếm khuyết và sai sót. Kèm theo bài là ảnh chụp bản in quả ấn mà nhiều người đã xin được từ Đền Trần.

Quan sát bản in quả ấn, dễ nhận thấy đây hiển nhiên chỉ là quả ấn mới làm, không phải là thứ “quốc ấn” trân quý như người ta lầm tưởng. Bỏ qua sự non nớt về nghệ thuật khắc ấn, chỉ nói về chữ khắc trên ấn đã thấy nhiều điều bất ổn. Quả ấn khắc bốn chữ lớn: “Trần miếu tự điển”, nghĩa là “điển lễ tế tự ở miếu nhà Trần”.

Nhiều bản ấn Đền Trần hóa ra 'ban phúc không mạnh' ảnh 2
Ảnh chụp bản in quả ấn xin được ở Đền Trần. 4 chữ lớn ở chính giữa là: “Trần miếu tự điển”, 4 chữ nhỏ ở cạnh dưới là: “Tích phúc vô cường”.
Nhiều bản ấn Đền Trần hóa ra 'ban phúc không mạnh' ảnh 3

Bốn chữ này được khắc theo lối chữ “khải”, chữ khắc nổi (trong nghệ thuật khắc ấn, kiểu khắc này gọi là “dương văn” hay “chu văn”). Riêng chữ “tự”, nửa “khải”, nửa “tiểu triện”. Người sành chữ, nhìn sơ qua có thể biết bốn chữ trên vốn lấy từ phông chữ vi tính mà ra.

Xưa, khắc ấn được coi là một bộ môn nghệ thuật. Ấn chương cổ tuyệt đại bộ phận được khắc theo lối chữ “triện” (cho nên ấn, và cả việc đóng ấn còn được gọi là “triện”).

Lối chữ “triện” được đưa vào ấn chương, khiến quả ấn thêm cổ kính, đẹp về đường nét, thêm vào đó, người khắc ấn sẽ dùng kĩ thuật khắc ấn cùng cảm quan nghệ thuật của mình để tạo ấn, sao cho sản phẩm được tạo tác đảm bảo hai tiêu chí quan trọng, đó là tính thẩm mĩ và tính độc bản.

Tiền thân của ấn chương ở nước ta (theo Nguyễn Công Việt: Ấn chương Việt Nam từ thế kỉ XV đến cuối thế kỉ XIX) có thể thấy qua các con dấu có hoa văn niên đại khoảng thế kỉ XV-XVI tr.CN tìm thấy tại Hoa Lộc – Thanh Hóa năm 1974.

 Cũng tại Thanh Hóa, các nhà khảo cổ đã phát hiện được 6 chiếc ấn nhỏ trong một ngôi mộ cổ, được đúc khoảng cuối thời Tây Hán đến đầu thời Đông Hán (tương đương với thời An Dương Vương, từ 257-147tr.CN), được coi là “chứng tích của ấn chương xuất hiện tại Việt Nam”. Riêng ấn chương thời Trần, hiện chí ít vẫn còn quả ấn “Bình Tường Thổ châu chi ấn”, khắc năm Đại Trị thứ 5 (1362).

Việc sử dụng ấn chương tại Việt Nam nếu chỉ tính đến hết thời Nguyễn, sơ bộ đã có lịch sử hơn hai nghìn năm.

Tất nhiên, việc sử dụng ấn chương không thể tách rời nghệ thuật chế tác ấn. Xem thế đủ biết, về mặt ấn chương, nước ta cũng là một nước có bề dày truyền thống.

Trên thế giới ấn chương được sử dụng rộng rãi, do đó đã có hẳn môn Ấn chương học (Sigillographie hoặc Sphragistique) chuyên nghiên cứu về hệ thống ấn chương qua các đời. Tại nước ta cũng có chuyên gia về ấn chương học, có công trình nghiên cứu về ấn chương đã xuất bản.

Đền Trần là một ngôi đền cổ, nổi tiếng là linh thiêng thì lẽ ra quả ấn nhân danh Đền Trần cũng phải đạt những tiêu chí cần có của một quả ấn bình thường.

Nếu muốn tạo tác một quả ấn riêng cho Đền Trần ta có thể tham khảo quả ấn “Bình Tường Thổ châu chi ấn” nói trên, cùng nhiều mẫu ấn cổ khác, đồng thời tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia về ấn chương và các nghệ nhân khắc ấn.

Nhiều bản ấn Đền Trần hóa ra 'ban phúc không mạnh' ảnh 4
Hai chữ “Vô cương” trong hoành phi cổ

Còn như việc dùng mẫu chữ “khải” vi tính để khắc ấn phục vụ ngôi đền thiêng này (với kĩ thuật chế tác quá non kém) thì thật là một việc rất không nên.

Chưa dừng lại ở đó, cạnh dưới của quả ấn từ Đền Trần còn khắc thêm 4 chữ, “nghe nói” đó là bốn chữ “Tích phúc vô cương?  ”. Xem vào bản in quả ấn mà nhiều người đã xin tại Đền Trần, 4 chữ này khắc chìm (trong nghệ thuật khắc ấn, kiểu khắc này gọi là “âm văn” hay “bạch văn”); khi nhìn kĩ, không rõ vì lí do gì, người ta đã khắc thiếu bộ “thổ” trong chữ “cương   khiến chữ “cương”, biến thành chữ “cường” (nghĩa là “mạnh mẽ”).

Thay vì “Tích phúc vô cương”, nghĩa là “ban phúc vô bờ”, thì giờ đây, ấn lại khắc bốn chữ “Tích phúc vô cường?”, nghĩa là “Ban phúc không mạnh”.

Chẳng lẽ quả ấn mà nhiều người cho là linh thiêng, tâm thành đến Đền Trần làm lễ xin về với bao niềm kì vọng lại có lỗi khiến chỉ còn là quả ấn “Ban phúc không mạnh” thôi sao? Chúng tôi hy vọng rằng những bản ấn có sai sót mà chúng tôi xem là thứ thau lẫn trong vàng, do một quả ấn không phải của Đền Trần đóng.

MỚI - NÓNG