Nhân vật “Người phán xử” thay đổi thế nào so với bản gốc

Biên kịch tiết lộ nhiều điểm thú vị quanh quá trình Việt hoá "Người phán xử
Biên kịch tiết lộ nhiều điểm thú vị quanh quá trình Việt hoá "Người phán xử
TPO - Biên kịch Nguyễn Trung Dũng một trong những người chấp bút chuyển hoá kịch bản “Người phán xử”. Anh chia sẻ với Tiền Phong rằng lúc đầu từng nghĩ việc chuyển thể là bất khả thi, sau này nhiều nhân vật trong “Người phán xử” gần như khác xa kịch bản gốc.

Phan Hải - thay đổi nhiều nhất
Phan Hải trong bản phim gốc tên Avi, lấy cảm hứng rất nhiều từ hình tượng Sonny Corleone của phim huyền thoại Bố già. Biên kịch miêu tả nhân vật này hung hăng, hiếu chiến, tính gia tộc cao, và hơi thiếu đầu óc. “Tôi muốn xây dựng Phan Hải như đứa trẻ to xác tương ứng với câu nhận định của ông bố: Thấy cửa khóa, thay vì tìm cách mở, nó (Hải) sẽ phá tường mà vào. Dĩ nhiên một đứa trẻ to xác sẽ có đầy đủ tính cách ngô nghê, hồn nhiên, tự cho mình là giỏi đồng thời thuần phác, và có nhiều điểm đáng yêu”.

Nhân vật “Người phán xử” thay đổi thế nào so với bản gốc ảnh 1 Phan Hải được xây dựng theo hình mẫu đứa trẻ to xác
Bên cạnh đó, Bảo Ngậu cũng được nhào nặn từ vài nhân vật khá mờ nhạt trong phim gốc được xây dựng cho có phần “nguy hiểm để người ta đoán già đoán non có phải công an hay không”. Một phần nữa do diễn viên Bảo Anh chuyện vai công an nên khán giả càng nghi ngờ tợn. Bộ ba nhân vật Phan Quân-Lương Bổng-Lê Thành trong kịch bản gốc theo đánh giá của biên kịch “có hình tượng rất khác với người Việt”. Tuy nhiên so với một số phim Việt hoá trước đây, đội ngũ biên kịch khá thành công khi thổi vào các nhân vật những tính cách, đời sống gần gũi với người Việt.
Nhân vật “Người phán xử” thay đổi thế nào so với bản gốc ảnh 2 Lê Thành-nhân vật khó nhất trong quá trình Việt hoá
Nhân vật khó sáng tạo nhất với biên kịch chính là Lê Thành. “Trong bản gốc anh này là nhân viên xã hội-nghề đó ở ta không có nên phải ép vào làm chuyên viên tư vấn tâm lý. Nghề này ở mình cũng ko thịnh lắm nên tương đối gượng, tuy nhiên liên quan đến việc tư vấn cho Phan Quân, Thế “chột”, Diễm My. Tôi cũng cố gắng viết sao cho xuôi và mang ít nhiều tính học thuật”, Trung Dũng chia sẻ.

Bất ngờ với “Lương Bổng”
Lương Bổng trong kịch bản khác hẳn về hình dáng-một người cao to tới hơn 100kg, là cận vệ trung thành lạnh lùng của ông trùm và nhất là “diễn như không diễn, có mặt như không có mặt”. Ban đầu biết vai này được giao cho NSƯT Trung Anh, biên kịch Nguyễn Trung Dũng cũng có chút lạ lẫm. Tuy nhiên khi lên phim “Trung Anh đóng ra đúng tinh thần diễn mà như không, đạt nhất lúc đúng đằng sau ông trùm và ko nói gì hết”, biên kịch nhận xét.

Nhân vật “Người phán xử” thay đổi thế nào so với bản gốc ảnh 3 Lương Bổng bản Việt nhỏ con hơn bản gốc
Vui như Khải “Sở Khanh” Trong kịch bản gốc Khải “Sở Khanh” thuộc dạng yếm thế nhưng muốn làm giàu, thậm chí còn lợi dụng tuần trăng mật để buôn ma tuý. Trung Dũng thừa nhận chủ ý xây dựng thành nhân vật hài, vui vui. Chẳng thế mà Khải “Sở Khanh” có màn ra mắt bà Hồ Thu khá ấn tượng, chẳng hạn như việc lý giải cái tên do “Bố cháu tên Sở, mẹ cháu tên Khanh”, khi được yêu cầu mang hộ khẩu đến kiểm tra thì “nhà cháu mất hộ khẩu rồi”.
Nhân vật “Người phán xử” thay đổi thế nào so với bản gốc ảnh 4 Khải "Sở Khanh" hài hước hơn rất nhiều so với bản gốc
Sau này nhiều đoạn như xin số điện thoại cho chó giao lưu, màn ra mắt họ nhà gái do ê kíp đạo diễn và diễn viên Anh Đức thêm thắt, tung hứng. Chủ đích xây dựng nhân vật thiên hài hước nên Trung Dũng cũng không ngần ngại viết những tình huống như bồ bịch, bị vợ-Phan Hương-đánh.

Không có chuyện kết có hậu
“Người phán xử mang xu hướng bạo lực cao, khắc họa hình ảnh dân thế giới ngầm (có thiện có ác, có quả báo) nên kết phim cũng là việc tự phán xử lẫn nhau, thiếu sự quan tâm của chính quyền. Nếu làm không khéo sẽ giống như kiểu Bụi đời Chợ lớn”, Trung Dũng nói. Trước một số thắc mắc về cái kết Người phán xử liệu “có hậu” hay không, biên kịch khẳng định “dân giang hồ tự phán xử lẫn nhau, gây ác phải đền tội, tham vọng sẽ tự hại mình”.

Sau 2/3 quãng đường, nhiều khán giả có cảm giác “càng về sau càng đuối”. Nói về điều này, Trung Dũng cũng phân trần: Người phán xử Israel có 4 mùa phát sóng, mỗi mùa hơn 10 tập, trong đó hai mùa cuối rối rắm, thiếu định hướng và nặng yếu tố sex hơn.

Nguyễn Trung Dũng là biên kịch không xa lạ với khán giả qua một số phim đề tài hình sự trước đó Mặt nạ hoàn hảo, Đầm lầy bạc và Câu hỏi số 5.

MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.