Nhà báo Tùng Lâm nơi tuyến đầu

0:00 / 0:00
0:00
Tùng Lâm theo lực lượng không quân lên Tây Nguyên chống dịch
Tùng Lâm theo lực lượng không quân lên Tây Nguyên chống dịch
TP - Nhà báo, Ðại tá Trịnh Tùng Lâm nhiều năm gắn bó với chương trình “Ði tìm đồng đội”, trong đại dịch COVID-19 chị lại ngày đêm theo chân những người lính tại các trọng điểm phía Nam để ghi nhận “cuộc hành binh” lớn nhất trong thời bình.

Phóng viên Tiền Phong phỏng vấn nhà báo Tùng Lâm về công việc và cảm nhận của chị trong chuyến công tác vô cùng đặc biệt.

Chào chị Tùng Lâm! Chị đã có mặt tại TPHCM và các tỉnh phía Nam như thế nào?

Đại dịch nổ ra, lực lượng quân đội được điều động vào cuộc chiến bảo vệ nhân dân. Là một nhà báo và cũng là một người lính, chúng tôi sẵn sàng cho cuộc chiến đấu lớn lao này. Tôi và các nhà báo quân đội khác đều viết đơn xung phong vào tâm dịch. Viết đơn xong, hồi hộp chờ một tháng sau mới được chấp thuận. Lúc đầu cũng có xấu hổ, vì không hiểu vì sao mình viết đơn cả tháng mà vẫn chưa được đi trong khi các anh em khác đã đi rồi! Sau cùng, tôi cũng được toại nguyện khi có mặt tại các điểm nóng nhất tại phía Nam để cùng anh chị em phản ánh cuộc chiến chống COVID-19 tại đây.

Gia đình, người thân đã nói gì khi chị đi vào tâm dịch, nơi hàng ngày có rất nhiều người tử vong?

Bố mẹ tôi đã mất nhưng tôi nghĩ nếu còn sống bố mẹ cũng đồng ý với quyết định của tôi. Gia đình tôi đều ủng hộ tôi. Mọi người hiểu tính tôi quyết làm gì thì làm cho bằng được. Nhưng các anh chị em trong gia đình thì lo lắng vô cùng. Thậm chí nhiều người còn kêu trở về. Tôi trả lời rằng: Là người lính, đã lên đường thì quyết tâm giành chiến thắng, không thể trở về lúc trận chiến đấu vẫn còn tiếp diễn, như thế là đào ngũ!

Công việc của nhà báo Tùng Lâm trong chuyến công tác đặc biệt này là gì?

Anh phải biết rằng từ sau chiến thắng biên giới phía Bắc năm 1979, đây là đợt xuất quân lớn nhất của quân đội ta trong thời bình. Chúng tôi xác định đây là trận đấu không tiếng súng, nhưng khó khăn gian khổ không khác gì năm tháng trên chiến trường. Nhiệm vụ của báo chí quân đội là theo bước chân các đoàn quân, ghi nhận cỗ vũ khích lệ cán bộ chiến sĩ. Có khoảng 50 nhà báo quân đội trực tiếp có mặt tại các mặt trận. Cá nhân tôi là đại tá, trưởng nhóm công tác tại TPHCM và các tỉnh phía Nam. Chúng tôi gồm 15 nhà báo được đưa vào đóng quân ở một bệnh viện quân y tại TPHCM làm việc suốt trong thời gian cao điểm nhất của đại dịch.

Nhà báo Tùng Lâm nơi tuyến đầu ảnh 1
Nhà báo Tùng Lâm chăm sóc một em bé sơ sinh mồ côi vì COVID-19 tại TPHCM

Khi vào TPHCM, cảm nhận và suy nghĩ của chị như thế nào?

Trước lúc vào Nam, chúng tôi đã biết người dân TPHCM đang rất khó khăn trong đại dịch, nhưng những gì tôi chứng kiến còn vượt qua mọi sự tưởng tượng. Đôi khi, một cảm giác đau lòng mà tôi phải rất khó khăn để vượt qua. Chỗ chúng tôi được bố trí ăn ở là trong một bệnh viện quân y, cách nhà tang lễ chỉ 50 mét thôi. Hàng ngày chúng tôi đi và về đều ngang qua những chiếc xe lạnh chứa người tử vong vì COVID-19. Lòng tôi trào dâng cảm xúc thương xót vô cùng. Nhưng chính điều đó lại là động lực để chúng tôi nỗ lực hơn trong công việc, cổ vũ các đơn vị, người dân sớm chiến thắng đại dịch.

Công việc tác nghiệp tại tâm dịch như thế nào?

Chúng tôi theo chân các sư đoàn, các tiểu đoàn phản ánh việc bộ đội giúp dân, các lực lượng quân y điều trị cho nhân dân, đến các đơn vị sản xuất oxy và thiết bị y tế, vào các bệnh viện dã chiến… Chúng tôi không chỉ tác nghiệp tại TPHCM mà còn theo các đơn vị xuống Đồng bằng sông Cửu Long, lên Tây Nguyên… Các bản tin, phóng sự gửi ra phát trên kênh Truyền hình Quốc Phòng. Tôi cũng xin tiết lộ là chúng tôi đang hoàn thiện bộ phim tài liệu dài 10 tập về cuộc hành binh lớn nhất của quân đội ta trong cuộc chiến đấu và chiến thắng đại dịch COVID-19.

Gia đình vẫn thường theo dõi chị qua những bản tin hàng ngày?

Đúng vậy. Tôi vào Nam, mọi việc gia đình đều tự lo liệu hết cả. Mọi người lo cho tôi, tôi cũng lo ngược cho con cái ngoài Hà Nội. Có nhiều hôm tôi làm việc đến kiệt sức lúc nào không biết. Có lúc mười ngày liền tôi không ngủ được vì những ám ảnh và cả cảm xúc nữa. Nhưng, với 30 năm kinh nghiệm làm nghề báo, tôi nghĩ mình có thể giúp đỡ được các anh em trẻ để hoàn thành tốt công việc. Một vài ngày, tôi cố gắng liên lạc về nhà cho gia đình yên tâm, rồi lao vào làm việc. Chúng tôi làm việc từ “mệnh lệnh của trái tim”, dù phải hy sinh vì đất nước cũng xem đó là một trách nhiệm và vinh dự.

“Tôi muốn tâm sự với anh rằng tôi không chỉ là một nhà báo mà cũng là một người mẹ. Tôi đã gặp nhiều trường hợp trẻ em mồ côi vì đại dịch. Tôi đã bế những đứa nhỏ ấy trên tay và coi chúng như con mình. Cảm xúc không thể nào tả hết”.

Nhà báo Tùng Lâm

Ấn tượng sâu sắc nhất của chị trong chuyến đi này là gì?

Tôi tận mắt thấy được việc bộ đội tham gia chống COVID-19 đã tạo ra sự thay đổi rõ nét về cục diện tại các tỉnh thành như thế nào. Hình ảnh người lính Cụ Hồ sát cánh cùng từng gia đình, từng con phố đã đem lại chỗ dựa, niềm tin vững vàng cho nhân dân, cán bộ. Tôi cũng cảm nhận được sự yêu thương đùm bọc của nhân dân, chính quyền đối với bộ đội và chiến sĩ chúng tôi. Sự đoàn kết của cả dân tộc là sức mạnh chiến thắng mọi kẻ thù dù đó là kẻ thù giấu mặt như COVID-19.

Nhà báo Tùng Lâm nơi tuyến đầu ảnh 2
Nhà báo Trịnh Tùng Lâm trong chuyến đi công tác đặc biệt tại TPHCM và các tỉnh phía Nam chống đại dịch COVID-19

TPHCM và các tỉnh phía Nam đã dần trở lại bình thường, số lượng ca tử vong giảm mạnh và số người nhiễm cũng vậy. Chị nghĩ gì về những công việc “hậu COVID-19”?

Tôi nghĩ rằng Quân đội Nhân dân Việt Nam đã hoàn thành tốt sứ mệnh được giao phó và đã rút được nhiều kinh nghiệm, bài học tốt qua đợt hành binh lớn nhất này. Bộ Quốc Phòng, các quân khu, các đơn vị đều đã nỗ lực hết mình và lực lượng quân đội vẫn ở lại giúp dân tại nhiều điểm dịch bệnh vẫn còn phức tạp.

Cá nhân chị sẽ làm gì khi hoàn thành nhiệm vụ và trở lại Hà Nội?

Tôi muốn tâm sự với anh rằng tôi không chỉ là một nhà báo mà cũng là một người mẹ. Tôi đã gặp nhiều trường hợp trẻ em mồ côi vì đại dịch. Tôi đã bế những đứa nhỏ ấy trên tay và coi chúng như con mình. Cảm xúc không thể nào tả hết. Tôi đã và đang vận động các quỹ, các nguồn tài trợ để giúp đỡ nuôi các cháu mồ côi vì đại dịch COVID-19. Tôi muốn làm tất cả để các con có cuộc sống tốt sau khi đại dịch đi qua.

Cảm ơn chị đã trả lời phỏng vấn!

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.