Người Việt xa xứ và phần mềm gọi điện từ quê hương

Người Việt xa xứ và phần mềm gọi điện từ quê hương
Ba năm xa nhà, liên lạc về Việt Nam là những cuộc gọi điện thoại đường dài, ngắt quãng và đắt đỏ. Hoàng Bảo thèm cảm giác được nói chuyện với gia đình mỗi khi hết ca làm việc từ nước Nga xa xôi.

Người Việt xa xứ và phần mềm gọi điện từ quê hương

Ba năm xa nhà, liên lạc về Việt Nam là những cuộc gọi điện thoại đường dài, ngắt quãng và đắt đỏ. Hoàng Bảo thèm cảm giác được nói chuyện với gia đình mỗi khi hết ca làm việc từ nước Nga xa xôi.

Bảo dùng Zalo không chỉ vì nó là một phần mềm tốt mà đó là một ứng dụng của quê hương
Bảo dùng Zalo không chỉ vì nó là một phần mềm tốt mà đó là một ứng dụng của quê hương.
 

Sang Nga từ 2010, trong ba năm, Hoàng Bảo (quê Yên Thành, Nghệ An) đã kinh qua các nghề từ xây dựng, bán băng đĩa đến quán lý một shop quần áo nhỏ trong khu chợ người Việt tại Makhachkala, miền Tây Nam nước Nga.

Sinh ra ở vùng quê nghèo của Nghệ An, tốt nghiệp phổ thông và không đỗ Đại học, Bảo cùng nhiều thanh niên trong làng tham gia xuất khẩu lao động. Nhiều gia đình khá giả “chạy” con đi Đức, Anh, trong khi bố mẹ cậu chỉ lo được hơn 100 triệu cho các tay ‘cò” để sang Nga làm việc trong các công trình xây dựng.

“Những ngày đầu đến đây buồn khủng khiếp”, cậu kể. Nước Nga lạnh lẽo, vào mùa đông, tuyết phủ trắng. Người Việt ở đây không nhiều, phần lớn là dân lao động sang và cắm cúi làm việc, tối về nghỉ nằm ngả lưng rồi 5h sáng hôm sau lại ra công trình.

Trong hơn một năm đầu, dù rất nhớ nhà, nhưng liên lạc về Việt Nam với Bảo chỉ là những cuộc gọi ngắn. “Giá điện thoại gọi về Việt Nam rất đắt đỏ. Nếu nói dài, có thể mất tới cả ngày lương, nên tôi chỉ hỏi thăm nhanh tình hình ở nhà và thông báo công việc của mình”. Mỗi lần gọi điện, cả nhóm thợ người Việt mua chung một chiếc SIM, chia nhau gọi hết và lần sau lại mua SIM khác. “Cả nhóm chỉ có một chiếc điện thoại mang từ Việt Nam sang, nhưng không có số ổn định, nên người nhà khi có công việc, cũng không biết gọi cho ai”, Bảo nhớ lại.

Suốt hơn một năm trời, họ di chuyển khắp các công trình dọc Makhachkala. “Mỗi lần gọi điện về, ấn tượng đầu tiên của tôi là tiếng nói ngắt quãng của mẹ qua chiếc máy bàn kết nối không ổn định. Âm thanh lúc nghe được, lúc không”. Giao thừa năm 2011, khi đang gọi điện về nhà chúcTết, gặp bố, mẹ và các em thì bị ngắt kết nối. Cậu gọi lại mấy lần, nhưng không được. Từ mồng 1 tới mồng 3 Tết năm đó, họ lại phải ra công trình làm việc liên tục, tới đêm mồng 3, Bảo mới gọi lại về được, khi những khoảnh khắc đầu tiên nằm mới qua đi. Tiếng Bảo nói qua điện thoại như nghẹn lại.

Cuối 2012, cậu chuyển công việc làm cho một cửa hàng băng đĩa người Việt ở đây. Sau đó, quản lý một shop quần áo nhỏ. Liên lạc về nhà lúc này cũng đỡ hơn vì Việt Nam điện thoại di động đã phổ biến, nhưng cước phí các cuộc gọi quốc tế vẫn đắt đỏ.

Đầu năm nay, Bảo được ông chủ tặng một chiếc smartphone. Cậu cài đủ thứ phần mềm và kết nối Internet. “Con đường để tôi liên lạc với người thân bắt đầu mở ra từ đây”, Bảo kể. Cậu lên Facebook, đọc tin tức từ quê nhà. Và khi thấy bạn bè bảo cài Zalo đi để nói chuyện, Bảo cũng cài đặt và nghĩ chúng chỉ dùng chat chit bình thường như Skype mà nhiều người ở Nga hay dùng.

“Một đêm nọ, khi đang nằm nghịch điện thoại, mở Zalo, tôi bật dậy khi thấy số điện thoại mẹ tôi trong danh bạ. Bấm vào, tôi bật dòng chat đầu tiên: ‘Mẹ à, mẹ có đó không’. Em gái tôi ở nhà cầm điện thoại và trả lời, ‘anh hả, sao biết cái này hay thế’. Thì ra, ở nhà, chiếc Nokia Asha mới mua của mẹ có cài sẵn Zalo”, Bảo nhớ lại.

Từ chat, Bảo mò qua chat voice, và khi Zalo nâng cấp tính năng gọi điện miễn phí, thì những cuộc gọi về nhà trở nên thường xuyên hơn. “Chỉ năm ngoái thôi, khi muốn biết thông tin ở nhà, tôi phải đắn đo gọi điện, nhưng giờ đã khác”. Chiếc smartphone của Bảo giờ tràn nhập hình ảnh từ quê nhà khi gia đình chụp ảnh và gửi qua Zalo cho cậu xem. “Bố mẹ tôi mới xây nhà mới, rất khang trang. Ba năm xa nhà, giờ làm xóm cũng khác, đường phố sạch đẹp hơn”, Bảo biết những điều đó thông qua những gì em gái cập nhật trên Nhật ký Zalo.

Thói quen của Bảo là mỗi đêm khi kết thúc công việc ở shop quần áo về, cậu vào Zalo và gọi điện về. “Ở đây chậm hơn thời gian Việt Nam mấy tiếng tiếng, buổi tối trễ vẫn có thể gọi điện với mẹ và các em được”. Bảo cho biết, Tết này cậu sẽ để điện thoại online liên tục, nghe ở nhà “tường thuật trực tiếp” mà không bị gián đoạn như nhiều năm trước.

Lúc không gọi được về nhà, cậu nhắn tin thoại cho người thân; những khi bận không nhận được cuộc gọi, Bảo vẫn nghe được giọng của người thân nhờ tin nhắn thoại được gửi sang đến ngay khi cậu bật máy lên. Đây là điều mà Bảo không tìm thấy ở những ứng dụng phổ biến chỉ để gọi điện.

Bảo nói, nhiều người ở Nga sử dụng một số ứng dụng địa phương để liên lạc. Tuy nhiên, cậu sử dụng Zalo để nói chuyện với ở nhà không phải chỉ vì chiếc điện thoại của mẹ cậu cài ứng dụng này. “Đó là phần mềm gọi điện tốt, một tiện ích của những người Việt Nam. Mình thích Zalo, bởi nó là ứng dụng của quê hương”, cậu chia sẻ.

Trần Quốc

Theo Hỗ trợ
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.