Nghịch lý xe nhập khẩu: Thuế giảm, giá tăng

Với mong muốn sở hữu xe nhập, đồng thời chờ đợi xe giá rẻ vì nghĩ rằng sẽ được ưu đãi thuế suất, nên nhiều khách hàng mua ô tô có tâm lý chờ xe nhập khẩu. 

Nhưng thực tế khác xa, giá bán ra thị trường của ô tô nhập vẫn cao do vướng khâu thủ tục. Trong khi đó xe sản xuất trong nước hiện nay được cho là vừa có mức giá cạnh tranh hơn vừa có chất lượng thậm chí tốt hơn xe ngoại.

Vô tình đưa mình vào thế phải mua đắt

          Theo số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong tuần cuối của tháng 7/2018 xe ô tô nhập khẩu từ 9 chỗ ngồi trở xuống chiếm 73% lượng ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu.

          Trong đó, 98% số xe này được đăng ký tờ khai nhập khẩu chủ yếu ở cửa khẩu khu vực cảng TP.HCM. Xe ô tô nguyên chiếc từ 9 chỗ ngồi trở xuống được đăng ký nhập khẩu chủ yếu là xe xuất xứ từ hai quốc gia trong ASEAN là Thái Lan và Indonesia.

          Những người muốn mua ô tô vẫn nghĩ rằng họ có thể sẽ mua được xe ngoại nhập giá rẻ do nhiều dòng xe nhập khẩu từ ASEAN vào Việt Nam sẽ được ưu đãi thuế suất nhập khẩu 0%.

          Nhưng, có nhiều nguyên do làm người mua thất vọng vì giá xe ngoại vẫn cao ngất ngưỡng do chịu ảnh hưởng bởi vấn đề tỷ giá đồng USD tăng, một số dòng xe ngoại có thương hiệu khan hàng bị đẩy giá lên cao, một số đại lý tìm cách bắt chẹt khách hàng bỏ thêm tiền mua các phụ kiện đắt đỏ cho xe ngoại.

          Ngoài ra, còn một nguyên nhân khác đó là các xe cao cấp có dung tích xylanh từ 2.5L - 6.0L từ năm 2018 trở đi bị tăng thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) từ 5-90% tùy theo dung tích. Với các dòng xe nhập thường có dung tích là 3.0L, thay vì thuế TTĐB ở mức 60% như cũ sẽ bị áp lên 90%. Đối với dòng xe sang 6.0L sẽ bị đánh thuế 150% thay vì 60%.

          Có thể thấy, tâm lý muốn dùng hàng ngoại vẫn còn trong một bộ phận lớn người tiêu dùng Việt Nam, đặc biệt là nhóm người tiêu dùng có thu nhập cao và khá cao. Lượng khách hàng này chỉ tin vào xe ngoại nhập nên đang tự đưa mình vào thế phải mua đắt hơn giá trị thực của ô tô nhập.

          Quan sát chuyện này, các chuyên gia cho rằng các nhà sản xuất, lắp ráp ô tô nội địa cần hiểu biết đầy đủ về yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua ô tô ngoại của khách hàng để có các chiến lược, chương trình marketing hiệu quả nhằm cạnh tranh trên thị trường. Các nhà làm chính sách cũng nên có những định hướng để những khách hàng chuộng ngoại có thể hiểu và chuyển hướng ủng hộ xe ô tô được sản xuất, lắp ráp trong nước.

          Ô tô nội đủ sức cạnh tranh

          Thực tế, với những dòng xe mà khách hàng Việt đang ưa chuộng hiện nay, có những nhà sản xuất, lắp ráp ô tô nội địa hoàn toàn có thể đáp ứng nhiều yêu cầu của khách hàng khi so sánh với ô tô ngoại về chất lượng và giá cả.

          Đơn cử như hai dòng xe Mazda CX-5 2018 (do Công ty CP ô tô Trường Hải - Thaco lắp ráp) và Honda CR-V 2018 (nhập khẩu từ Thái Lan) được cho là đang so kè nhau trên thị trường ô tô Việt.

          Nhiều tháng nay, CR-V 2018 được dư luận ghi nhận là khan hàng, đội giá bán do khách hàng có tâm lý sính ngoại rồi ồ ạt đặt cọc để hưởng thuế nhập khẩu 0% nội khối ASEAN. Điều này dẫn tới việc khách đặt cọc trước vài tháng vẫn bị đại lý ép mua phụ kiện từ 30-70 triệu đồng hoặc có tiền cũng không thể mua xe ngay. Ngoài ra, trên thị trường xuất hiện thông tin có một số chiếc Honda CR-V 2018 bị gỉ sét khớp nối thanh giằng phía sau dù mới nhận xe được vài tháng.

Trong khi đó, nếu so sánh thì mẫu xe CR-V được cho là có một số điểm chưa bằng Mazda CX-5. CX-5 được lắp ráp trong nước nhưng có nhiều ưu điểm nổi trội hơn về lĩnh vực an toàn, khi trang bị hàng loạt tính năng tiêu biểu và nổi bật trong phân khúc, với các trang bị tiêu chuẩn như: cân bằng điện tử, phanh tay điện tử, camera lùi, cảm biến cảnh báo khoảng cách trước, sau… Ngay về giá cả, CX-5 có mức giá cạnh tranh hơn CR-V.

          Các chuyên gia nhận định, với những người không xem xe là của cải mà chỉ là phương tiện di chuyển thì sẽ hiểu vấn đề không phải ở chỗ xe nhập hay xe lắp ráp trong nước. Thực chất, dù là xe nhập khẩu nhưng nếu chất lượng chưa ổn thì sau một thời gian sẽ không được ưa chuộng.

Thaco cũng xác định: sản phẩm do công ty sản xuất và lắp ráp phải cạnh tranh được với xe nhập khẩu về chất lượng. Doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô nội địa lớn nhất Việt Nam hiện nay được đánh giá là đang sử dụng các công nghệ hiện đại nhất, tự động hóa hoàn toàn, đáp ứng yêu cầu sản xuất lắp ráp các dòng xe Mazda thế hệ mới.

          Dây chuyền nhà máy lắp ráp của họ được cung cấp từ các nhà sản xuất thiết bị nổi tiếng của châu Âu, Nhật Bản. Với dây chuyền này, những chiếc xe Mazda sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam có chất lượng tương đương các mẫu xe của Mazda Nhật Bản.

          Như vậy, những người có nhu cầu mua xe ô tô cần có cái nhìn khách quan hơn về ô tô nội địa. Trong cạnh tranh với xe nhập khẩu, các doanh nghiệp trong nước đã nỗ lực cung cấp ra thị trường sản phẩm tốt, dịch vụ đầy đủ và chu đáo với hệ thống phân phối rộng khắp để phục vụ khách hàng ở mức tốt nhất có thể.                                                                                                                  

MỚI - NÓNG