Nail giờ ế lắm chú ơi

Nail giờ ế lắm chú ơi
TP - Nhiều tiệm nail (làm móng tay) ở Mỹ do người Việt vận hành không thể chịu được những áp lực do khủng hoảng kinh tế đành phải chọn giải pháp cuối cùng, đóng cửa tiệm.
Nail giờ ế lắm chú ơi ảnh 1

Gần năm trở lại đây, khách thưa dần dù chị Hòa, chủ một tiệm nail lớn trên đường West Cheter (Philadelphia), giảm dần giá làm một bộ móng từ 50 USD/ giờ chỉ còn có 25 USD. Thợ bỏ việc dần. Chủ nhà đồng ý giảm giá thuê nhưng chị đang tính sẽ thu hẹp dần mặt bằng.

Những năm trước nail là nghề hái ra tiền. Một thợ nail trung bình một năm có thể thu nhập từ 35- 50 ngàn USD. Chủ tiệm nail nếu làm ăn tốt, hàng năm, thu nhập có thể lên đến cả trăm ngàn USD. Lợi thế nghề nail là không cần biết nhiều tiếng Anh, chỉ cần học nghề chừng sáu tháng là có thể thành thợ.

Bên cạnh đó nail là làm công thu tiền mặt nên khá thuận lợi trong việc khai thuế. Người Việt, đặc biệt là phụ nữ Việt, vốn nhẫn nại và khéo tay nên đa phần mới qua Mỹ đều chọn nail làm nghề mưu sinh. Nhiều người chỉ vài năm đặt chân đến Mỹ đã mua được nhà, xe, lo cho con cái học hành nhờ nail.

Nay khách hàng giảm, ngân hàng ít dám cho mượn vốn mở tiệm. Bên cạnh đó, số người thất nghiệp quay ra làm nail khiến cho nghề nail càng bị cạnh tranh. Khách ít thợ nhiều, thu nhập của nghề nail đầu năm 2009 chỉ còn nửa so với trước.

Nghề nail (nghề làm móng) gần như là dành cho người Việt trên đất Mỹ. Theo thống kê từ tờ Nail Magazine số người Việt có chiếm đến 55- 65 phần trăm trong tổng số người có bằng nail toàn nước Mỹ. Tại một số vùng có đông người Việt, các tiệm nail do người Việt làm chủ có khi lên đến trên 90 phần trăm.

Chị Hòa qua Việt Nam từ đầu những năm 1990, vốn làm nghề y tá tại Việt Nam. Từ thợ phụ việc trong một tiệm nail nhỏ, chị tích cóp kinh nghiệm lẫn tay nghề để trở thành một thợ nail có tiếng ở Philadelphia.

Rất nhiều thợ nail muốn chị đến làm nhưng chị quyết định đầu tư vốn mở tiệm riêng. Từ vốn vay ban đầu hơn 50 ngàn USD, chị phát triển tiệm nail nhỏ của mình thành tiệm nail lớn gấp ba lần. Chị cho biết, cao điểm, có lúc chị thuê đến 25 thợ, hàng ngày tiệm chị thu hút đến cả sáu bảy chục khách.

Nay thì khác. Một nỗi khổ cho những tiệm nail thời khủng hoảng là chuyện bắt vạ. Khách làm tại tiệm hôm trước, hôm sau đến tiệm bắt vạ vì lý do bị nhiễm trùng hay mất sơn.

Trường hợp khách cù nhầy như thế không nhiều nhưng, mỗi lần có khách khiếu nại, chủ tiệm và thợ làm chính lại được một phen khốn đốn. Nếu bể chuyện, đóng cửa tiệm như chơi. Đa phần trong trường hợp này, chủ tiệm đều năn nỉ khách bỏ qua rồi chấp nhận đền bù trực tiếp bằng tiền mặt.

Thông thường, các tiệm nail thường tính theo cách ăn chia giữa chủ và thợ theo hình thức chủ 60 phần trăm, thợ 40 phần trăm. Tiền thưởng của khách, thợ được giữ hết. Bù lại thợ phải tự trang bị cho mình bộ đồ nghề.

Còn chủ vừa bán thêm thuốc, hoá chất phục vụ cho sơn vẽ, làm móng. Tuy nhiên chủ lại phải chịu tiền thuê nhà, tiền điện nước, tiền thuế, tiền bảo hiểm sức khỏe cho khách nên, khi ít khách, chủ càng phải lo méo mặt.

Chị Thanh- qua Mỹ gần hai năm, đang làm trong một tiệm nail tại Washington DC. Chị chưa được đứng thợ chính vì chưa đủ tay nghề.

“Hơn một năm tay tôi mới được làm thợ nước, rửa móng và sơn màu cho khách. Công đoạn cao hơn như đắp móng, làm móng giả, chủ vẫn chưa cho tôi làm vì lý do thợ chính còn chưa đủ việc để làm. Mỗi tuần tôi chỉ thu được hơn 300 USD, thua xa thợ chính”. 

Trên các trang quảng cáo của các tờ báo Việt được phát miễn phí đăng đầy thông tin “Cần sang một tiệm nail mới xây, khu vực đông dân cư thu nhập hàng năm 50.000 USD”; “Cần người có kinh nghiệm hợp tác khai thác tiệm nail. Thu nhập đảm bảo trên 100 ngàn USD”… 

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.