Mỹ tính viện trợ thêm vũ khí cho Ukraine ‘vì lo Nga tấn công’

0:00 / 0:00
0:00
Mỹ cho rằng việc Nga tăng cường binh lính ở biên giới là để chuẩn bị cho một cuộc tấn công Ukraine. (Ảnh: Getty)
Mỹ cho rằng việc Nga tăng cường binh lính ở biên giới là để chuẩn bị cho một cuộc tấn công Ukraine. (Ảnh: Getty)
TPO - Chính quyền Tổng thống Joe Biden đang cân nhắc đưa thêm vũ khí và cố vấn quân sự đến Ukraine vì lo ngại Nga tập hợp lực lượng ở biên giới. Giới chức Mỹ cũng đã cảnh báo động các đồng minh về khả năng Mátxcơva triển khai một cuộc tấn công vào đầu năm sau, CNN dẫn các nguồn tin cho biết.

Những bàn bạc về việc gửi lô viện trợ vũ khí sát thương diễn ra khi Ukraine bắt đầu cảnh báo công khai rằng Nga có thể tấn công sau 2 tháng nữa. Các nguồn tin cho biết lô vũ khí mà Mỹ dự định viện trợ cho Ukraine bao gồm tên lửa chống tăng Javelin và súng cối.

Những hệ thống phòng không như tên lửa vác vai cũng đang được tính đến. Bộ Quốc phòng Mỹ muốn những loại vũ khí đáng lẽ được cung cấp cho Afghanistan, như trực thăng Mi-17, được đưa đến Ukraine. Mi-17 là loại trực thăng do Nga sản xuất mà Mỹ ban đầu mua để cung cấp cho Afghanistan. Lầu Năm Góc giờ đang tính xem nên làm gì với những máy bay này sau khi Mỹ đã rút hết quân khỏi Afghanistan từ tháng 8 vừa qua.

Nhưng một số người trong chính quyền Mỹ lo ngại rằng việc gửi tên lửa và trực thăng cho Ukraine có thế bị Nga coi là bước leo thang nghiêm trọng. Và dù một số cố vấn quân sự Mỹ có thể đến khu vực, nhưng chưa rõ họ có vào Ukraine hay không, các nguồn tin cho biết.

Trung tá nghỉ hưu Cedric Leighton nói với CNN rằng các tên lửa chống tăng khá hiệu quả để chống lại dòng xe tăng T-80 mà Nga đang sử dụng. Nhưng ông lưu ý rằng bất kỳ sự hỗ trợ bổ sung nào cho Ukraine cũng sẽ làm gia tăng căng thẳng với Mátxcơva.

Trong khi đó, giới chức Mỹ đang bàn với đồng minh châu Âu về việc kết hợp các biện pháp trừng phạt nếu Nga tấn công Ukraine, các nguồn tin cho biết.

Khi được hỏi về những hoạt động quân sự của Nga, Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki hôm 22/11 nói với báo chí rằng chính quyền rất quan ngại và đã có “những trao đổi sâu rộng với các đồng minh và đối tác châu Âu, bao gồm Ukraine, trong những tuần gần đây.

Bà nói thêm rằng Mỹ cũng đã thảo luận với các quan chức Nga về Ukraine và quan hệ tổng thể Mỹ - Nga. Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Mỹ, tướng Mark Milley, đã có cuộc điện đàm với Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine, Tướng Valery Zaluzhny vào ngày 22/11.

Những trao đổi này cho thấy chính quyền Biden và Quốc hội Mỹ thực sự lo ngại khả năng Nga tấn công Ukraine, một đồng minh chiến lược của Mỹ. Giới chức Mỹ quyết không để rơi vào tình thế bị động như chính quyền Obama năm 2014, khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea.

Cơ quan tình báo nước ngoài của Nga (SVR) bác bỏ cảnh báo của Mỹ về khả năng tấn công, gọi đó là báo động “sai hoàn toàn”.

“Bộ Ngoại giao Mỹ thông qua các kênh ngoại giao đã gửi thông tin hoàn toàn sai đến các đồng minh và đối tác rằng việc tập trung lực lượng của chúng tôi là để tấn công quân sự vào Ukraine”, ông said Sergei Ivanov, người đứng đầu bộ phận báo chí của SVR nói trong tuyên bố.

Trong mấy tuần qua, Mỹ chia sẻ thông tin tình báo với NATO và châu Âu về hoạt động di chuyển quân bất thường của Nga ở khu vực biên giới với Ukraine. Giới chức quân sự và tình báo Mỹ tin rằng đây có thể là sự chuẩn bị cho một chiến dịch quân sự vào khu vực miền đông Ukraine.

Giọng điệu của Ukraine cũng thay đổi đáng kể sau khi nhận được tin cảnh báo từ Mỹ. Đầu tháng này, giới chức Ukraine hạ thấp những báo cáo nói rằng Nga đang tập hợp quân ở biên giới. Nhưng nay, sau các cuộc gặp giữa giới chức Ukraine và Mỹ, phụ trách cơ quan tình báo quốc phòng Ukraine Kyrylo Budanov công khai cảnh báo rằng Nga đang tích luỹ năng lực để thực hiện một cuộc tấn công vào tháng 1, tương tự như cảnh báo của Mỹ.

Theo CNN
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.