Mẹ chồng ‘hành tơi tả’ con dâu và phản ứng 'cực gắt' của hội chị em

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
TPO - Không chỉ bác mà rất nhiều người khác cũng gọi và nhìn phụ nữ ly hôn theo một cách không hề tôn trọng. Cho dù cô ấy ly hôn vì người chồng không xứng đáng, vô lương tâm, thì người đời vẫn luôn nghi ngờ: “Cô ta phải thế nào thì mới bị chồng bỏ chứ”.

Chào bác An Trí, người viết tâm sự “Ác cảm vì con dâu là 'gái nạ dòng' mẹ chồng hành đủ đường và cái kết xứng đáng”.

Xin nói trước với bác cháu không phải gái nạ dòng, thậm chí còn chưa kết hôn, nhưng nói thật đọc bài viết của bác xong cháu tức đến nghẹn thở, không thể không viết vài lời cho bác. Thực sự cháu không hiểu, bác cũng là phụ nữ, vậy tại sao bác lại tự xúc phạm chính giới tính của mình khi gọi những phụ nữ đã ly hôn bằng cụm từ “gái nạ dòng”, một cách gọi miệt thị, coi khinh vốn chỉ nên có ở thời phong kiến xa xưa, khi người phụ nữ có đạo đức không bao giờ được phép ly hôn, cho dù chồng có tệ hại thế nào cũng phải phục dịch, tôn thờ anh ta cho đến lúc chết.

Cháu biết, không chỉ bác mà rất nhiều người khác cũng gọi và nhìn phụ nữ ly hôn theo một cách không hề tôn trọng, cứ như phụ nữ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu hôn nhân tan vỡ vậy. Cho dù cô ấy ly hôn vì người chồng không xứng đáng, vô lương tâm, thì người đời vẫn luôn nghi ngờ: “Cô ta phải thế nào thì mới bị chồng bỏ chứ”. Thật bất công làm sao.

Bác ạ, ngay ở thế kỷ 21 này, phụ nữ Việt Nam vẫn còn khổ lắm thì tư tưởng trọng nam khinh nữ, mà một trong những yếu tố khiến cho chị em không sướng nổi là sự tồn tại những bà mẹ chồng như bác, những người tuy là phụ nữ, từng trải qua những bất công do bất bình đẳng giới, nhưng vẫn không biết tôn trọng chính mình. Nếu như chính phụ nữ còn không tự biết giá trị của mình, không bảo vệ phụ nữ thì đòi hỏi đàn ông phải tôn trọng phụ nữ sao được?

Hy vọng bác đọc và suy nghĩ về những điều cháu nói.

MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.