Lưu trữ dữ liệu kĩ thuật số ở nơi tưởng như bất khả thi: ADN

Ảnh 1 Lưu trữ dữ liệu kĩ thuật số ở nơi tưởng như bất khả thi
Ảnh 1 Lưu trữ dữ liệu kĩ thuật số ở nơi tưởng như bất khả thi
TPO - Một kĩ thuật mã hoá mới có thể nén cả một thư viện kỹ thuật số vào trong một ổ cứng hiển vi. Nhưng điểm khác biệt là ổ cứng này không làm từ kim loại hay nhựa. Nó được làm từ ADN.

Các nhà khoa học tại New York đã phát triển một phương pháp nén các tệp tin kĩ thuật số và dữ liệu vào 4 nuclêôtit cơ bản của ADN, gồm: A, G, C và T. Quá trình này được thực hiện nhờ thay đổi một thuật toán vốn có chức năng tạo luồng video trên điện thoại di động.

“Chúng ta sở hữu các bộ nhớ sẵn có, và tích luỹ rất nhiều thông tin mỗi ngày”, theo Yaniv Erlich, giáo sư ngành khoa học máy tính tại ĐH Columbia, đồng tác giả của nghiên cứu này.

“ADN rất nhỏ gọn”, ông cho biết trong một cuộc phỏng vấn ghi hình. “ADN nhỏ hơn một triệu lần so với thiết bị sử dụng phương tiện kĩ thuật số thông thường”.

Mã gen có những ưu thế khác vượt trội hơn những chiếc ổ cứng và đĩa CD. ADN có khả năng tồn tại được hàng thiên niên kỉ nếu được bảo quản trong điều kiện thích hợp. (Các nhà khoa học đang cố gắng hồi sinh loài voi ma mút vốn đã tuyệt chủng từ lâu.) Và ADN sẽ không bao giờ lỗi thời - miễn là chúng ta không trở thành các “sinh vật bán cơ khí” (Cyborg).

Erlich cho biết: “Nếu tôi muốn nghe bài hát ‘Nevermind’ của Nirvana bằng đĩa CD mà tôi yêu thích từ 20 năm trước, có lẽ nó đã bị xước và không thể phát nhạc được nữa”. “Tuy nhiên, chúng ta lại có thể lấy được ADN từ những bộ xương hàng nghìn năm tuổi. ADN sẽ không bao giờ lỗi thời”. 

Nghiên cứu trên được xuất bản trên tạp chí Science tuần trước, là nghiên cứu mới nhất nhắm tới việc biến dữ liệu kỹ thuật số thành dữ liệu sinh học.

MỚI - NÓNG