Khuyến cáo: Thai phụ cần tránh xa xà phòng kháng khuẩn

Ảnh minh hoạ: Internet
Ảnh minh hoạ: Internet
Phụ nữ mang thai được cảnh báo không nên sử dụng xà phòng kháng khuẩn, vì những lo ngại hóa chất có ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sơ sinh.

Tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Hóa học Mỹ mới đây, trong một nghiên cứu mới được trình bày, các nhà khoa học đã tiết lộ, các hợp chất kháng khuẩn phổ biến đang gây ra những rủi ro ngày càng tăng cho sức khỏe con người và môi trường. Thậm chí nếu bà mẹ trong thời gian mang thai tiếp xúc nhiều với các hóa chất thì có thể sinh con nhẹ cân.

Đây là nghiên cứu mới của các nhà khoa học thuộc Đại học bang Arizona (Mỹ), họ đã xem xét các tiếp xúc của phụ nữ mang thai và thai nhi của họ với triclosan và triclocarban, hai trong số các chất hóa học thường được sử dụng hầu hết trong xà phòng và các sản phẩm hàng ngày khác.

"Chúng tôi tìm thấy triclosan trong tất cả các mẫu nước tiểu của phụ nữ mang thai mà chúng tôi kiểm tra. Chất hóa học triclosan có thể phá hoại sự lưu thông máu bình thường trong tử cung và khiến cho não của thai nhi bị thiếu ôxy. Triclocarban cũng được tìm thấy trong rất nhiều mẫu”.- TS. Benny Pycke người dẫn đầu nghiên cứu cho hay.

Trong năm 2010, ví dụ, các nhà nghiên cứu tại Đại học Florida (Mỹ) phát hiện ra, chất triclosan gây cản trở một enzyme liên quan đến sự trao đổi chất của các hormone estrogen. Trong thời kỳ mang thai, enzyme này, được gọi là estrogen sulfotransferase, giúp chuyển hóa estrogen và di chuyển nó qua nhau thai vào bào thai đang phát triển. Ở đó, estrogen đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển não bộ và các quy định của các gene. Nghiên cứu đăng trên tạp chí Môi trường quốc tế.

Triclosan và triclocarban được sử dụng trong hơn 2.000 sản phẩm hàng ngày trên thị trường như kháng sinh, bao gồm cả thuốc đánh răng, xà phòng, chất tẩy rửa, thảm, sơn, đồ dùng học tập và đồ chơi.

Vào cuối tháng 5/2014, bang Minnesota (mỹ) đã trở thành bang đầu tiên cấm việc sử dụng triclosan trong hầu hết các sản phẩm vệ sinh của người tiêu dùng. Lệnh cấm sẽ có hiệu lực vào tháng 1 năm 2017.

FDA và Cơ quan Bảo vệ Môi trường cũng đang xem xét việc sử dụng và hiệu quả của các hợp chất.

Theo Theo SKGĐ
MỚI - NÓNG