Hơn 20 kiến trúc sư gửi đơn xin 'cứu xét' nhà thờ Bùi Chu:

Không có đoàn kiến trúc sư trực tiếp làm việc với đại diện nhà thờ Bùi Chu

Nhà thờ Bùi Chu. Ảnh: M.Đ
Nhà thờ Bùi Chu. Ảnh: M.Đ
TPO - Sau ồn ào về việc hạ giải nhà thờ Bùi Chu (Nam Định), Giám mục, Giáo phận Bùi Chu Thomas Vũ Đình Hiệu vừa có văn bản khẳng định, không có vị nào trong nhóm hơn 20 kiến trúc sư tới gặp những người có trách nhiệm trực tiếp đối với công trình nhà thờ Bùi Chu. 

Trước đó, một số tờ báo, trang thông tin mạng xã hội đề cập nhóm hơn 20 kiến trúc sư gửi “đơn đề nghị cứu xét”, kiến nghị tạm dừng phá dỡ nhà thờ chính tòa Bùi Chu gửi tới Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định, sau khi cho biết đã khảo sát nhà thờ Chính tòa Bùi Chu vào ngày 29 và 30/4. 

Về việc này, Giám mục, Giáo phận Bùi Chu Thomas Vũ Đình Hiệu đã có văn bản gửi GS-KTS Nguyễn Quốc Thông, Phó chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam khẳng định, không có vị nào trong nhóm kiến trúc sư nói trên tới gặp những người có trách nhiệm trực tiếp đối với công trình như những đoàn chính thức của nhà nước từ T.Ư, tỉnh và địa phương.

Theo Giám mục Thomas, 2 cây tháp của nhà thờ chính tòa Bùi Chu đã nghiêng tới 15 độ và nền nhà thờ đã lún xuống hơn 70 cm. Sự xuống cấp của nhà thờ gây nguy hiểm tới tính mạng của bà con giáo dân tham dự phụng sự hàng ngày và cả những khách tới tham quan, không thấy nói trong “đơn đề nghị cứu xét”.

Ngoài ra, Giám mục, Thomas cho biết, Tòa Giám mục Bùi Chu đã nhận được thư góp ý về dự án cải tạo nhà thờ Bùi Chu của GS Thông và Hội đồng Kiến trúc, Hội Kiến trúc sư Việt Nam. 

Tòa Giám mục chân thành cảm ơn thiện chí và những ý kiến đóng góp của giáo sư và quý hội cho công trình nhà thờ Chính tòa Bùi Chu.

Giám mục Thomas khẳng định trong văn bản gửi Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho rằng, công trình nhà thờ chính tòa Bùi Chu là công trình của cả giáo phận Bùi Chu. Vì thế, trong nhiều năm qua, giáo phận đã có những cuộc bàn thảo và xin tư vấn nhiều nhà chuyên môn, để vừa duy trì những nét văn hóa lịch sử vừa bảo vệ cho nhà thờ được an toàn và kéo dài sự bền vững. 

Về phía xã hội, các cơ quan chức năng tỉnh Nam Định cũng đã xem xét kỹ và cấp giấy phép xây dựng. Ngoài ra, mục đích của công trình nhà thờ Chính tòa Bùi Chu là sử dụng để phụng vụ, liên quan tới đời sống tâm linh và sinh hoạt tôn giáo của bà con giáo dân. 

Tuy vậy, nhà thờ luôn trân trọng thiện chí và những đóng góp chân thành của mọi người, nhất là những đóng góp mang tính văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc… 

Theo Giám mục Thomas, nếu tất cả đểu có những góp ý chân thành và thiện chí như Giáo sư và quý Hội, thì chắc chắn đã không có những thông tin gây hiểu lầm và “ồn ào” đối với công trình nhà thờ Chính tòa Bùi Chu của chúng tôi”.

Trước đó, ngày 10/5, linh mục Giuse Nguyễn Đức Giang, Tổng đại diện Giáo phận Bùi Chu, Trưởng Ban Xây dựng nhà thờ chính tòa Bùi Chu thông báo về việc tạm hoãn hạ giải. “Sau khi cầu nguyện chung, suy nghĩ, lắng nghe ý kiến của các linh mục hữu trách và những người thành tâm thiện chí về công trình nhà thờ Chính tòa Bùi Chu, chúng tôi xin thông báo tạm hoãn việc hạ giải Nhà thờ của giáo phận chúng tôi”, Linh mục Nguyễn Đức Giang thông báo.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.