Khắc in dấu ấn

TP - Lần đầu tiên, Việt dã Tiền Phong có lịch sử 61 năm được nâng cấp lên thành giải vô địch quốc gia, và lần đầu tiên một giải quy mô lớn với sự tham gia của ngót 2.000 người như thế được tổ chức tại một hòn đảo tiền tiêu thành công rực rỡ và để lại những ấn tượng hết sức tốt đẹp.

Ngay từ đầu, Ban Tổ chức và báo Tiền Phong đặt ra 3 mục tiêu và nhiệm vụ lớn phải nói là vượt tầm một sự kiện thể thao, cho dù là một giải vô địch quốc gia: Một là giải vô địch quốc gia Marathon và cự ly dài đầu tiên phải thành công; Hai là, phải tạo nên một sự kiện quảng bá mạnh mẽ cho đảo Lý Sơn và tỉnh Quảng Ngãi, để lại một dấu ấn trong đời sống tinh thần người dân Lý Sơn; Ba là, phải trở thành một sự kiện biển đảo lớn, góp phần khẳng định và tôn vinh chủ quyền của chúng ta với Hoàng Sa, Trường Sa và vùng biển, vùng thềm lục địa của Tổ quốc, biểu thị quyết tâm gìn giữ chủ quyền thiêng liêng đó.

Cả ba mục tiêu, nhiệm vụ đó đều đạt được mỹ mãn.

Đưa một giải đấu quốc gia có gần 2.000 vận động viên tham dự (chưa kể người nhà và du khách) ra hòn đảo tiền tiêu Lý Sơn với điều kiện hạ tầng cơ sở vật chất còn hạn chế là một việc làm rất nhiều người ngỡ ngàng cảm thấy khó tin. Nhưng Ban Tổ chức đã làm được. Cho dù điều kiện nắng, gió trên đảo rất khắc nghiệt với người chạy (nhà việt dã huyền thoại Bùi Lương - người có mặt ở cả 61 giải chạy của Tiền Phong trong những vai trò khác nhau - nói rằng đây là giải chạy Tiền Phong có những điều kiện khó khăn, khắc nghiệt nhất), nhưng các vận động viên thi đấu rất quyết tâm, hứng khởi vì những mục tiêu mà họ yêu quý và cảm thấy thiêng liêng. Hầu hết VĐV trụ vững nhưng cũng nhiều người đã gục ngã ngay khi về đích cho thấy nỗ lực đến tận cùng, thậm chí vượt qua giới hạn mà bình thường họ không thể nào vượt qua được.

Trong những ngày chuẩn bị và diễn ra giải đấu, Lý Sơn trở thành tiêu điểm sự chú ý của dư luận. Hình ảnh về vận động viên và về đảo rực đỏ sắc cờ, những cảnh đẹp và đặc sản của nó ngập trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội. Nghĩa là mục tiêu quảng bá cho Lý Sơn đã thành công mỹ mãn - điều mà nhiều đồng chí lãnh đạo Lý Sơn và Quảng Ngãi phấn khởi khẳng định.

Hình ảnh cả nghìn VĐV chạy dưới 3.000 lá cờ Tổ quốc rợp trên đảo, hình ảnh trao cờ để ngư dân thay những lá cờ phai màu và rách trên các tàu đánh cá, đặc biệt là Lễ thượng cờ Lý Sơn được tổ chức rất trang trọng, thiêng liêng tạo cảm hứng và gây xúc động rất mạnh. Mỗi người dân Lý Sơn, mỗi người đã đến đảo trong những ngày diễn ra giải đấu, mỗi người đã đọc, nghe, xem về giải đấu trên đảo đều quan tâm, ấn tượng và tự hào về hình ảnh một hòn đảo xinh đẹp, nhiều tiềm năng rực đỏ sắc cờ, trong lòng dấy lên tình yêu đối với biển đảo quê hương, với Tổ quốc. Mục tiêu cao nhất của giải đấu đã đạt được.

Bên cạnh những mục tiêu và nhiệm vụ lớn đó, giải đấu cũng mang lại nhiều hệ quả rất tích cực khác.

Nó đã góp phần chỉnh trang đảo Lý Sơn: hệ thống đường sá được tu sửa, công tác vệ sinh, môi trường tốt hơn, ý thức của người dân trong tiếp đón du khách được nâng lên một bước.  Hệ thống chính quyền và người dân Lý Sơn đã vượt qua một cuộc sát hạch lớn, tích luỹ thêm được nhiều kinh nghiệm để phát triển tiềm năng du lịch của đảo.

BTC và các đơn vị đồng hành đã tặng nhiều món quà có giá trị và ý nghĩa cho đảo Lý Sơn: Đó là 3.000 lá cờ Tổ quốc để cắm lên tàu vươn khơi. Đó là Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh có mặt và chạy đồng hành trong giải đấu và quyết định tăng gần gấp đôi công suất Hệ thống điện mặt trời sẽ xây trên Đảo Bé thuộc huyện đảo Lý Sơn,  nơi chưa có điện lưới (tăng thêm gần 1 tỷ đồng). Đó là Agribank quyết định tại chỗ tặng huyện đảo 1 xe cứu thương trị giá hơn 1 tỷ đồng và 200 tủ đựng thuốc mini gắn lên tàu đánh cá.

Ngoài ra còn rất nhiều món quà có ý nghĩa mà các nhà tài trợ đồng hành với giải đã tặng cho Lý Sơn: Tập đoàn Tân Á Đại Thành tặng huyện đảo 100 bồn chứa nước loại 1.000 lít; Nestle Việt Nam tặng huyện đảo 275 thùng sữa Milo và nhiều thùng nước đóng chai Lavie, BTC tặng huyện đảo  450 bóng đèn huỳnh quang cùng nhiều vật dụng khác đã qua sử dụng để tổ chức giải nhưng còn rất tốt;  Trong quá trình chuẩn bị giải, Cty Trầm Hương Khánh Hoà tặng ngư dân Quảng Ngãi và Lý Sơn 50 tấn gạo.

Ngoài ra còn rất nhiều món quà có ý nghĩa mà các nhà tài trợ đồng hành với giải đã tặng cho Lý Sơn: Bộ Công Thương trao hệ thống điện mặt trời cho đảo Bé Lý Sơn. Bộ Công Thương và Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM) tặng 50 bồn nước cỡ lớn, 1.000 lá cờ. Tập đoàn Điện lực Việt Nam trao tặng 1.000 lá cờ cho ngư dân Quảng Ngãi. Tổng công ty Cổ phần Bia, Rượu, Nước giải khát Hà Nội – Habeco tặng 16 bồn nước cỡ lớn, Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia cũng tham gia gói tặng 8 bồn nước cỡ lớn. Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam - Petrolimex  tham gia gói 3000 lá cờ cho ngư dân Quảng NgãiTập đoàn Tân Á Đại Thành tặng huyện đảo bồn chứa nước loại 1.000 lít; Nestle Việt Nam tặng huyện đảo 275 thùng sữa Milo và nhiều thùng nước đóng chai Lavie, Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang tặng huyện đảo Lý Sơn 450 bóng đèn huỳnh quang cùng nhiều vật dụng khác;  Trong quá trình chuẩn bị giải, Cty Trầm Hương Khánh Hoà tặng ngư dân Quảng Ngãi và Lý Sơn 50 tấn gạo.

Những âm thanh của giải Vô địch quốc gia Marathon và cự ly dài báo Tiền Phong 2020 đã lắng xuống. Nhưng tin chắc những dấu ấn của nó mãi còn trong lịch sử của giải đấu, thậm chí là trong lịch sử điền kinh Việt Nam. Tin chắc rằng đó sẽ là kỷ niệm không quên mãi đi theo các vận động viên và người thân đã đến với giải đấu. Hình ảnh và màu cờ sẽ in đậm bền lâu trong lòng người hâm mộ. Và sẽ mãi còn dấu ấn đẹp của giải đấu với Lý Sơn - hòn đảo tiền tiêu của Tổ quốc.

Hình ảnh cả nghìn VĐV chạy dưới 3.000 lá cờ Tổ quốc rợp trên đảo, hình ảnh trao cờ để ngư dân thay những lá cờ phai màu và rách trên các tàu đánh cá, đặc biệt là Lễ thượng cờ Lý Sơn được tổ chức rất trang trọng, thiêng liêng tạo cảm hứng và gây xúc động rất mạnh.

MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.