> 'Bảo bối' nào gác trời Biển Đông?
Các tổ hợp tên lửa phòng không mới nói trên sẽ thay thế vị trí các đơn vị S-300P. Ngoài Vitryad, không quân Nga cũng mua thêm 100 tổ hợp pháo-tên lửa phòng không tầm ngắn Pantsis-S.
Hiện nay, thông tin cụ thể về dòng tên lửa phòng không Vitryaz chưa được công bố. Theo như thông báo trước đây, trong biên chế lực lượng phòng không-vũ trụ Nga, Vitryad sẽ được kết hợp với các tổ hợp S-400, S-500 và Morphey. Dự kiến, S-500 và Morphey sẽ bắt đầu được chuyển giao cho quân đội Nga vào năm 2015 và 2013, trong đó S-500 sẽ là xương sống của lực lượng phòng không - vũ trụ Nga.
Toàn bộ kế hoạch mua sắm các tổ hợp tên lửa phòng không mới nói trên đều nằm trong chương trình mua sắm vũ khí quốc gia của Nga giai đoạn 2011-2020 trị giá tới 20.000 tỉ rúp.
Trong khi đó, việc bàn giao các tổ hợp Pantsis-S sẽ được tiến hành từ năm 2012. Theo kế hoạch công bố đầu tháng 12-2011, không quân Nga sẽ được tiếp nhận 60 tổ hợp vũ khí phòng không mới và nâng cấp trong năm 2012, trong đó có hệ thống radar Nebo-U.
Hệ thống tên lửa phòng không Vitryaz PVO (Knight- air defense 56P6/56P6A) được phát triển bởi Trung tâm thiết kế của tập đoàn sản xuất và chế tạo vũ khí phòng không Liên bangAlmaz-Antei PVO mang tên Viện sĩ AA Raspletin. Vấn đề nghiên cứu phát triển hệ thống tên lửa phòng không tầm trung mới nhằm thay thế hệ thống tên lửa S-300 được Tổ hợp nghiên cứu và phát triển khoa học NPO Almaz bắt đầu từ năm 1991 - 1993. Những dấu hiệu ghi nhớ đầu tiên về tổ hợp tên lửa Vitryad được giới thiệu trong triển lãm hàng không MAKC -1999, tại triển lãm đã giới thiệu các mẫu model xe chiến đấu trên khung sườn xe KamAZ. Tổ hợp tên lửa được dự kiến thay thế cho cho tổ hợp tên lửa phòng không S-300P/S-300PM.
Tổ hợp Vitryaz được bắt đầu được phát triển vào năm 2007 với kế hoạch được biên chế vào lực lượng phòng không và không quân vào năm 2012, đồng thời cũng sử dụng kết quả nghiên cứu và phát triển dành cho xuất khẩu công nghệ theo sự án KM-SAM, phát triển bởi trung tâm thiết kế của tập đoàn Almaz-Antei cho khách hàng là Hàn quốc. Năm 2010 Trung tâm Almaz – Antei bắt đầu phát triển các thiết kế cơ bản, dự kiến hoàn thành vào năm 2011. Đồng thời cũng vào năm 2011 dự kiến kế hoạch thử nghiệm tên lửa trên thao trường mẫu Ao. Nhưng theo những thông số có được từ năm 2010, mẫu thử nghiệm sẽ được hoàn thiện vào năm 2012 và thử nghiệm thực tế trên thao trường. Mẫu Ao được lên kế hoạch hoàn thành các thử nghiệm chiến trường vào năm 2013. Triển khai biên chế rộng rãi cho lực lượng vũ trang Nga dự kến bắt đầu vào năm 2015 (theo kế hoạch dự án là 2010).
> Su-35 sẽ giúp Trung Quốc bá chủ không phận Đông Á
> Su-30MK2 Việt Nam và 'Ruồi trâu' nhắm đâu chết đó
Tháng 1/2012, trên mạng InterNet có thông báo về một kế hoạch, đến năm 2020 30 tổ hợp tên lửa Hiệp sĩ (Vitryaz-PVO) sẽ được đưa vào biên chế thay thế cho tên lửa S-300P/S-300PS. Dự kiến rằng tổ hợp phòng không Vitryad 56P6/56P6A có thể sử dụng hai loại tên lửa- tên lửa tầm gần (dự kiến 9M100) và tên lửa tầm trung (dự kiến 9M96). Theo giới thiệu của tư lệnh trưởng lực lượng không quân Nga Đại tướng Alexandre Zeline, mẫu tên lửa Vitryaz theo các thống số kỹ chiến thuật cao hơn nhiều lần hệ thống tên lửa S-300P.
Hệ thống phóng đạn: Hệ thống phóng đạn tên lửa là xe tự hành được biên chế các ống phóng đạn containers, hệ thống điều khiển và radar dẫn bắn. Xe tự hành dự kiến sử dụng là mẫu xe ô tô bánh hơi, có khả năng cơ động trên mọi loại địa hình, trước mắt dự kiến sử dụng thân xe 4 cầu KamAZ. Hệ thống phóng đạn kiểu modul có thể thay thế, trên một giá phóng tên lửa tầm trung có thể đặt tới 4 giá phòng tên lửa tầm gần.
Model 3D hệ thống tên lửa phòng không Vitryaz trên thân xe BAZ (Đồ họa Tech.edu). |
Xe radar tìm kiếm, bám mục tiêu và dẫn bắn (Model 3D). |
Hệ thống điều khiển và dẫn bắn tên lửa – Hệ thống điều khiển tên lửa bằng radar theo thông số của radar tích hợp anten mạng pha. Hệ thống radar an ten mạng pha cho phép thực hiện nhiều nội hàm trong một chỉnh thể thống nhất, có nhiều kênh phát hiệt, bắt mục tiêu và dẫn bắn hơn so với hệ thống radar trên S-300PS. Đồng thời, hệ thống radar đa tần mạng pha cho phép có thể phát hiện được các mục tiêu sử dụng công nghệ tàng hình stealth.
Xe phóng tên lửa hỗn hợp tầm gần và tầm trung. |
Xe phóng tên lửa tầm gần 9M100 (Model 3D). |
Trong biên chế của một khẩu đội tên lửa (theo thông tin có được từ năm 2009) bao gồm có:
- 2 xe tự hành phóng đạn có 8 х 4 tên lửa phòng không tầm gần với đài radar điều khiển và radar anten mạng pha sử dụng bước sóng cm. Đài radar cho phép trong cùng một lúc phát hiện, theo dõi, xử lý thông tin cùng một lúc 48 mục tiêu, phóng đạn tấn công đến 8 mục tiêu cùng một lúc và dẫn đường cho các cặp đầu đạn (2 tên lửa cho một mục tiêu);
- 8 xe phóng đạn sử dụng ống phóng container tự hành SOU 56P6 (СОУ) 50П6 có từ 8-10 ống phóng container trên khung sườn xe BAZ – 6909 (БАЗ-6909);
- 1 xe chỉ huy điều hành được trang bị radar mạng pha đa nội hàm thực hiện nhiệm vụ phát hiện và theo dõi mục tiêu, sử lý thông tin và truyền thông tin cho xe radar dẫn đạn 50N6A trên thân xe BAZ-69092-012. Dự kiến trong năm 2010 hoàn thành thiết kế cơ bản bằng văn bản thiết kế cho radar anten mạng pha đa hàm MRLS, chế tạo các bộ phận theo modules riêng biệt. Thông tin từ hồ sơ thống kê của nhà máy Almaz-Antei. Năm 2010.
- 1 xe chỉ huy khẩu đội (50К6А) trên khung sườn xe BAZ-69092-012, theo kế hoạch trong năm 2010 hoàn thiệt các bản vẽ thiết kế, thi công xe chỉ huy khẩu đội tên lửa, trang thiết bị thân xe, chuẩn bị thiết kế mẫu Ao, chế tạo các bộ phận riêng biệt (các module) của xe chỉ huy, kết nối các modules và thử nghiệm trong trạng thái tĩnh tại phòng thí nghiệm cơ chế hoạt động của trang thiết bị điều khiển và chỉ hủy. Thông tin từ hồ sơ thống kê của nhà máy Almaz-Antei. Năm 2010.
Xe Vaz-69 và các phương án sử dụng với tổ hợp Vitryaz và Morfei. |
Tính năng kỹ chiến thuật xe BAZ-69092-012 (БАЗ-69092-012) :
Động cơ diesel công suất 470 sức ngựa.
Khối lượng chung toàn xe - 30000 kg
Khối lượng thân xe - 15800 kg
Khối lượng tải trọng có ích - 14200 kg
Vượt dốc - 30 o
Vượt hào - 1.7 m
Tên lửa phòng không sử dụng: 9М96/9М96Е (từ hệ thống tên lửa phòng không S-400) ЗРС С-400) hoặc tên lửa phòng không tầm gần 9М100
Tên lửa phòng không Tên lửa 9M100; 9М96Е và 9М96Е2 theo mẫu trên triển lãm МАКС-1999 (Model 3D.tech.edu). |
Thông số kỹ chiến thuật tên lửa hệ thống Vitryaz-PVO ЗУР:
9М100 (các thông số dự kiến) | 9М96 / 9М96М | 9М96Е2 | |
Nhà sản xuất | Trung tâm thiết kế trang thiết bị tên lửa MKB "fakel”МКБ "Факел" | Trung tâm thiết kế trang thiết bị tên lửa MKB "fakel”МКБ "Факел" | Trung tâm thiết kế trang thiết bị tên lửa MKB "fakel”МКБ "Факел" |
Sơ đồ thiết kế khí động học tên lửa | Khung liền với hệ thống cánh lái dạng lưới khí động học. | Hệ thống cánh ổn định theo kiểu chân vịt, mở ra khi tên lửa được phóng vào không gian, điều khiển bằng các blog (cụm) cánh quay | Hệ thống cánh ổn định theo kiểu chân vịt, mở ra khi tên lửa được phóng vào không gian, điều khiển bằng các blog (cụm) cánh quay |
Động cơ | Động cơ tên lửa nhiên liệu rắn với vector điều khiển lực đẩy. | Động cơ phản lực nhiên liệu rắn. | Động cơ phản lực nhiên liệu rắn. |
Hệ thống điều khiển và dẫn đường đạn | Hệ thồng điều khiển đạo hàng quán tính và hệ thống tự dẫn hồng ngoại, điều khiển chủ động bằng radar. | Hệ thống đạo hàng quán tính, dẫn đường và định vị bằng radar và thiết bị radar tự dẫn chủ động. | Hệ thống đạo hàng quán tính, dẫn đường và định vị bằng radar thiết bị radar tự dẫn chủ động. |
Phương pháp điều khiển tên lửa | Điểu khiển tên lửa bằng vector lực đẩy của động cơ phản lực và cánh điều khiển dạng lưới khí động học. | Điều khiển tên lửa bằng phương pháp khí động học cùng với hệ thống điều khiển khí gas phản lực của động cơ tên lửa đẩy. | Điều khiển tên lửa bằng phương pháp khí động học cùng với hệ thống điều khiển khí gas phản lực của động cơ tên lửa đẩy kết hợp với các động cơ đẩy nhiên liệu rắn loại nhỏ, tạo lực đẩy ngang. |
Chiều dài | 2.5 m | 4.75 m | 5.65 m |
Đường kính đạn | 125 mm | 240 mm | 240 mm |
Sải cánh | 480 mm | ||
Khối lượng | 70 kg | 333 kg | 420 kg |
Khối lượng nổ | 26 kg | 24 / 26 kg | |
Tầm bắn hiệu quả | 8-10-15 km theo các nguồn thông tin khác nhau. | 1 - 40 km / đến 60 km. theo các nguồn thông tin chưa thẩm định. | 120 km theo các mục tiêu phương tiện bay có điều khiển và |
Vmax | 900 m/s | 900-1000 m/s | |
Tầm cao tiêu diệt mục tiêu. | 5 - 20000 m | 5 - 30000 m | |
Tải trọng khi tăng tốc | 60 đơn vị (trên mặt đất) | ||
Loại đầu nổ | Nổ phá do chạm nổ hoặc nổ có điều khiển từ xa. | Nổ phá mảnh, thiết bị kích nổ chạm nổ và kích nổ từ xa bằng tín hiệu radar. | Nổ phá mảnh, thiết bị kích nổ chạm nổ và kích nổ từ xa bằng tín hiệu radar |
Sơ đồ điều khiển tên lửa bằng ống phụt phản lực. |
Nước sử dụng : Liên bang Nga
- 2015 – dự kiến biên chế vào lực lượng vũ trang Liên bang.
Hệ thống Chim ưng thép Iron Hawk (Hàn quốc). |
'Người anh em' ở Hàn Quốc
Vào cuối tháng 12.2011 trên mạng Internet có những thông tin lực lượng vũ trang Hàn Quốc giới thiệu thế hệ tên lửa phòng không mới Cheongung M-SAM. Theo kết quả của các thông tin thử nghiệm trên chiến trường, hệ thống tên lửa phòng không này có khả năng đảm nhiệm nhiệm vụ phòng không và phòng thủ chống tên lửa, hoàn toàn có khả năng tiêu diệt các tên lửa đạn đạo tầm gần, tầm trung. Theo các thông tin nhận được, kế hoạch sản xuất loại tên lửa phòng không này bắt đầu vào năm 2012 và đến năm 2013. Quân đội Hàn quốc sẽ triển khai rộng loại tên lửa phòng không thế hệ mới.
Có thế, thông tin này được nhận tương đương như các nguồn thông tin khác trên lĩnh vực phòng thủ chống tên lửa. Nhưng đối với các chuyên gia quân sự các nước liên quan, thông tin này có rất nhiều ý nghĩa quan trọng: Hệ thống tên lửa phòng không Cheongung M-SAM (Chim ưng thép - Iron Hawk - «Железный Ястреб») được chế tạo trên cơ sở thiết kế công nghệ của hệ thống tên lửa dạng modules hiện đại của Trung tâm nghiên cứu thiết kế và thử nghiệm tên lửa phòng không Almaz – Antei với tên gọi là Vitryaz – PVO. «Витязь».
Đài radar dẫn đường- sản xuất theo đơn đặt hàng của Hàn Quốc. |
Nhưng để hiểu rõ hơn vấn đề được đặt ra. Cơ quan phát triển năng lực Quốc phòng Hàn Quốc được giới thiệu hệ thống tên lửa phòng không mới. Nhưng bản thân hệ thống tên lửa này có thể được coi như một hạt nhân mới trong hệ thống phòng không, phòng thủ tên lửa của lực lượng phòng không Hàn quốc. (ЗРС). Và hệ thống phòng thủ tên lửa, phòng không thông thường bao gồm có hệ thống trinh sát, truyền thông, điều hành tác chiến, hệ thống phóng tên lửa phòng không…. Như vậy, về thực tế, Hàn Quốc đang chuẩn bị sản xuất hàng loại một mẫu model tên lửa phòng không mới với tên gọi là M-SAM.
Thực tế tình hình hiện nay cho thấy, lực lượng phòng không Hàn Quốc đang được đặt trong tình trạng báo động về khả năng phòng thủ tên lửa và phòng không, nguyên nhân đầu tiên đó là sự căng thẳng ngày càng tăng trong mối quan hệ Hàn Quốc – Triều Tiên và khả năng Triều Tiên sẽ sử dụng tên lửa đạn đạo tầm trung. Hiện nay Bắc Triều Tiên đang sở hữu hơn 600 tên lửa tầm gần type Scud (tầm bắn 320 – 500 km) với khoảng 200 tên lửa tầm trung với tầm bắn 1300km Ngô Đông (Rodong). Với các tên lửa này, Bắc Triều tiên có thể tấn công tất cả các mục tiêu có thể trên lãnh thổ Hàn Quốc. Đồng thời, hệ thống phòng không của Hàn Quốc dựa trên cơ sở các hệ thống tên lửa phòng không của Mỹ là hệ thống tên lửa MIM-23 Hawk XXI (24 khẩu đội) và MIM-104 Patriot PAC-2 (6 khẩu đội), cùng với hệ thống phòng không trên tầu chiến Aegis. Các hệ thống đó theo các thông số kỹ chiến thuật, có khả năng tác chiến chống lại các phương tiện bay, nhưng khó có khả năng đánh chặn những tên lửa đạn đạo hiệu quả của Bắc Triều tiên..
Chình vì vậy, lực lượng phòng không Hàn Quốc muốn xây dựng một hệ thống phòng không hoàn chỉnh, có khả năng tác chiến hiệu quả chống lại các mục tiêu tấn công từ trên không, bao gồm cả chống tên lửa và chống các phương tiện bay đường không, từ đó liên kết lại thành một chỉnh thể thống nhất của hệ thống phòng không dưới sự chỉ huy thống nhất của trung tâm phòng thủ quốc gia Hàn quốc. Theo đánh giá của các chuyên gia, hệ thống này có thể xây dựng được dựa trên cơ sở của Hệ thống phòng thủ tên lửa – phòng không và các tên lửa phòng không tần gần, tầm trung và tầm xa. Khác hoàn toàn so với Nhật Bản, hệ thống của Nhật sử dụng các trang thiết bị phương tiện phòng không của Mỹ, Hàn Quốc muốn xây dựng hệ thống phòng không – phòng thủ tên lửa bằng công nghiệp Quốc phòng Hàn Quốc. Hệ thống các tên lửa phòng không dành cho Hệ thống phòng không – phòng thủ tên lửa Hàn Quốc được xây dựng dựa trên thiết kế của Trung tâm thiết kế tên lửa Phòng không Almaz-Antei kết hợp với các nhà máy sản xuất tên lửa (LIG Nex1) và động cơ tên lửa đẩy cùng với các phương tiện mang (Doosan DST) dưới sự lãnh đạo của công ty Samsung Thales. Theo thông tin có được trên Internet các khẩu đội tên lửa Cheongung bao gồm có trung tâm điều khiển hỏa lực, radar đa hàm anten mạng pha và 8 xe phóng đạn tự hành mỗi xe có 8 ống phóng container tên lửa.
Radar đa hàm không gian 3 chiều mạng pha đảm nhiệm trong cùng một lúc có thể theo dõi hàng chục mục tiêu và tấn công nhiều mục tiêu cùng một lúc, đồng thời có thể truyền phần tử bắn và mệnh lệnh điều khiển cho đầu dẫn tên lửa trước khi phóng đạn và trong quá trình tên lửa bay đến mục tiêu.
Rada mạng pha chủ động ăn ten lưới quay với tốc độ 40 vòng/phút, hoạt động trong X dải tần và quét theo chiều ngang là 360o, theo chiều thẳng đứng là 80o tà dương.
Tên lửa phòng không có khối lượng 400 kg ống phóng thẳng đứng có khả năng cơ động rất cao và chịu tải trọng cất cánh (phóng đạn) lên đến 50g. Khi dẫn đạn đến mục tiêu sử dụng hệ thống điều khiển đạo hàng quán tính, trong giai đoạn cuối cùng, tên lửa tự dẫn bằng đầu dẫn hồng ngoại chủ động. Tên lửa cho phép đánh chặn các mục tiêu trên không ở khoảng cách tới 40 km, hoạt động trong độ cao đến 15 km.
Dự kiến sản xuất tên lửa phòng không Cheongung của công ty LIG Nex1 bắt đầu vào năm 2012 và đến năm 2013 Quân đội Hàn Quốc có kế hoạch thay thế hoàn toàn các hệ thống phòng không MIM-23 Hawk bằng các tổ hợp tên lửa mới Iron Hawk. Sau đó, người Hàn Quốc sẽ xuất khẩu các hệ thống tên lửa này ra thị trường thế giới với giá thành khoảng 2,3 triệu USD cho một tổ hợp. Điều đó cũng nằm trong dự kiến của các chuyên gia quân sự Liên bang Nga. Giai đoạn tiếp theo tính từ năm (2012-2018.) hệ thống Iron Hawk sẽ được nâng cấp đến khả năng đánh chặn các tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình tầm trung và tầm gần, có tính năng kỹ chiến thuật không thua kém hệ thống tên lửa đánh chặn Patriot Advanced Capability - PAC-3 của Mỹ. Nhưng có số lượng đạn lớn hơn, đa chủng loại hơn và giá thành sẽ nhẹ hơn nhiều lần.
Bằng tổ hợp Chim ưng thép, người Hàn Quốc đã bước vào câu lạc bộ tên lửa đánh chặn (Mỹ, Nga, Pháp, Đài Loan và một số nước khác…) có khả năng thiết kế và chế tạo các hệ thống phòng thủ tên lửa tầm trung MEADS (Medium Extended Air Defense Missile Systems).
Trịnh Thái Bằng