Hà Nội sẽ cưỡng chế di dời nhà nổi, du thuyền ở Hồ Tây

UBND quận Tây Hồ kiên quyết xử lý vi phạm ở khu vực bến thủy hồ Tây.
UBND quận Tây Hồ kiên quyết xử lý vi phạm ở khu vực bến thủy hồ Tây.
TPO - Tiếp tục kế hoạch xử lý các trường hợp vi phạm ở khu vực bến thủy hồ Tây, UBND quận Tây Hồ vừa ban hành kế hoạch tháo dỡ các công trình vi phạm và phương tiện thuỷ kinh doanh sai phép trên hồ Tây, nếu các đơn vị kinh doanh không chấp hành “lệnh” di dời.

Theo đó,  các công trình vi phạm và xây dựng trái phép từ số 2 - 10 Nguyễn Đình Thi phải tháo dỡ trong tháng 2. Các nhà nổi, du thuyền phải di dời về khu tập kết tại Đầm Bẩy trước ngày 10/3.

Sau ngày 10/3, UBND quận Tây Hồ sẽ tổ chức lực lượng cưỡng chế, xử lý vi phạm theo đúng trình tự và quy định của pháp luật. Công an quận sẽ phối hợp với Thanh tra GTVT, Công an TP Hà Nội kiên quyết  xử lý các trường hợp chống đối, gây rối nếu có.

Để phục vụ cho kế hoạch xử lý, UBND quận Tây Hồ yêu cầu các phường: Thụy Khuê, Xuân La, Quảng An, Nhật Tân phối hợp với Điện lực Tây Hồ và Xí nghiệp kinh doanh nước sạch Ba Đình tiến hành cắt điện, nước buộc các hộ ngừng kinh doanh.

Theo thống kê, quận Tây Hồ hiện có 13 đơn vị kinh doanh, hoạt động tại khu vực hồ Tây. Phương tiện thủy hoạt động trên hồ Tây gồm nhiều chủng loại, kích thước đa dạng với: 8 tàu du lịch, một tàu thể thao; 13 xuồng máy (cano); 10 thuyền chèo tay; 115 vịt đạp nước; 3 bến đợi, 4 nhà nổi, 9 sàn nổi, phao nổi; 16 cầu dẫn, sàn cứng (không có thiết kế, đăng kiểm).

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Ban quản lý hồ Tây cho biết, kết quả kiểm tra của đoàn liên ngành đối với giấy phép hoạt động bến thủy nội địa của tất cả các công trình từ số 2 đến số 10 Nguyễn Đình Thi đều hết hạn, giấy đăng kiểm của một số phương tiện cũng hết hạn từ lâu.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.