Chương trình đào tạo kỹ thuật Toyota:

Góp phần phát triển công nghiệp ô tô Việt Nam

Góp phần phát triển công nghiệp ô tô Việt Nam
TP - Với yếu tố con người được đặt lên hàng đầu, Toyota luôn tập trung triển khai nhiều hoạt động đóng góp cho sự nghiệp Giáo dục – Đào tạo & Phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam. Và chương trình Đào tạo Kỹ thuật Toyota (còn gọi là T-TEP) là một trong số đó.
Góp phần phát triển công nghiệp ô tô Việt Nam ảnh 1

Đại diện TMV và Trường ĐHSPKT Vĩnh Long  ký biên bản ghi nhớ của chương trình T-TEP.

“Lò” đào tạo hơn 2.500 kỹ thuật viên lành nghề

Chương trình Đào tạo Kỹ thuật Toyota (T-TEP) do Tập đoàn Ô tô Toyota Nhật Bản khởi xướng nhằm mục đích hỗ trợ sinh viên các trường dạy nghề chuyên ngành ô tô tiếp cận, làm quen với công nghệ của Toyota và có thể thực hành sửa chữa ngay từ khi còn đang học tập trong trường.

Tại Việt Nam, T-TEP được Toyota Việt Nam (TMV) bắt đầu triển khai từ năm 2000. Sinh viên  được đào tạo về lý thuyết một cách có hệ thống về công việc sửa chữa ô tô Toyota, cùng với giáo trình nghề tiêu chuẩn của các trường, đồng thời chương trình này cũng nâng cao khối lượng thực hành nhờ có các mẫu xe và thiết bị kỹ thuật trực quan được cung cấp bởi TMV. 

Kể từ khi thực hiện bắt đầu từ năm 2005, T-TEP tại Việt Nam đã giúp trên 2.500 sinh viên được đào tạo và sử dụng trang thiết bị tiên tiến được hỗ trợ bởi Toyota, trở thành những kỹ thuật viên lành nghề. Trong đó, trên 540 sinh viên đã được tuyển dụng vào làm việc tại hệ thống Đại lý của TMV trên toàn quốc. Tổng số tiền hỗ trợ cho chương trình đã lên tới gần 1 triệu đô la Mỹ và 8 chiếc ô tô đã được trao tặng phục vụ cho công tác đào tạo và giảng dạy. Ngoài ra, TMV còn đào tạo, cập nhật kiến thức và kỹ năng sửa chữa xe Toyota cho giảng viên của các trường, cũng như bố trí chương trình thực tập cho sinh viên tại hệ thống đại lý của Toyota.

Góp phần phát triển công nghiệp ô tô Việt Nam ảnh 2 Các đại biểu tham quan trung tâm đào tạo kỹ thuật vừa khai trương tại Trường ĐHSPKT Vĩnh Long.

T-TEP đến với khu vực Tây Nam Bộ

Ngày 2/10 vừa qua, TMV đã khai trương trung tâm đào tạo kỹ thuật T-TEP mới tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật (ĐHSPKT) Vĩnh Long. Đây là lần đầu tiên TMV mở rộng Chương trình tới khu vực Tây Nam Bộ nói chung và tỉnh Vĩnh Long nói riêng trước nhu cầu ngày càng lớn về nhân sự cho ngành công nghiệp ô tô.

Giai đoạn đầu của Chương trình T-TEP tại ĐHSPKT Vĩnh Long được thực hiện trong 3 năm từ 2017 đến 2020 với tổng giá trị hỗ trợ 80.000 USD, bao gồm nhiều trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác giảng dạy, đào tạo nghề sửa chữa ô tô.

Trong năm đầu tiên, TMV hỗ trợ nhà trường các trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác đào tạo, trong đó có bộ học cụ đặc biệt như mô hình cắt hộp số, bảng thực hành điện, các chi tiết cắt về điện ô tô,…. Cùng với đó là các bộ dụng cụ sửa chữa Toyota và nhiều dụng cụ sửa chữa chuyên dụng, dụng cụ đo và các trang thiết bị bảo dưỡng.

Đặc biệt, gói hỗ trợ còn bao gồm 1 xe Corolla Altis 1.8G sản xuất năm 2008 cùng 3 bộ động cơ, 3 cụm hộp số, 3 bộ máy phát và 3 bộ máy để phục vụ cho đào tạo thực hành bảo dưỡng và tháo lắp cụm chi tiết, đáp ứng yêu cầu đào tạo của người sử dụng lao động sau này. Ngoài ra, TMV cũng hỗ trợ bộ đĩa TEAM 21 đào tạo kỹ thuật viên Toyota theo các cấp trình độ của  kỹ thuật viên Toyota. Bộ tài liệu này có thể được sử dụng rộng rãi vào công tác giảng dạy, đào tạo cho cán bộ và giảng viên của trường.

Tại buổi Lễ khai trương Trung tâm đào tạo kỹ thuật T-TEP tại ĐHSPKT Vĩnh Long, ông Toru Kinoshita, Tổng giám đốc TMV cho biết: “Không chỉ tại Hà Nội và TP. HCM, chúng tôi nhận thấy nhu cầu rất lớn về lực lượng lao động trong ngành ô tô tại khu vực Tây Nam Bộ trong hiện tại, và đặc biệt là trong thời gian tới. Lần này, chúng tôi lựa chọn trường ĐHSPKT Vĩnh Long, với hệ thống hạ tầng cùng trang thiết bị tân tiến và đội ngũ giảng viên được đào tạo bài bản. Chúng tôi tin tưởng rằng, trường ĐHSPKT Vĩnh Long sẽ trở thành một trung tâm đào tạo chất lượng cao trọng điểm trong thời gian tới, cung cấp các kỹ thuật viên lành nghề cho hệ thống đại lý của TMV trong tương lai, cũng như đóng góp vào nguồn nhân lực dồi dào cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam”.

Trước đó, TMV đã thành lập 5 trung tâm đào tạo kỹ thuật T-TEP tại 5 trường Đại học và Cao đẳng chuyên ngành kỹ thuật tại Hà Nội và TP. HCM. Tiếp đến ngày 12/10, TMV tiếp tục khai trương 1 trung tâm T-TEP mới tại trường Đại học Sao Đỏ (Chí Linh, Hải Dương). Như vậy, trên cả nước sẽ có tới 7 trung tâm Trung tâm đào tạo kỹ thuật T-TEP.

Với mục tiêu “Chuyển động tiên phong” và trở thành “Thương hiệu được yêu thích nhất trong cộng đồng”, kể từ khi thành lập, TMV luôn cho thấy sự nỗ lực hết mình để nhận được sự tin yêu của khách hàng và xã hội bằng những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất. Và chất lượng luôn là cam kết của TMV trong suốt thời gian qua. Hơn thế nữa, những năm gần đây, Việt Nam đang thực sự tiến vào quá trình toàn cầu hóa. Vì vậy, liên doanh ô tô này cũng cần phải tham gia vào môi trường cạnh tranh toàn cầu, nhằm thiết lập một vị trí vững chắc trong cộng đồng quốc tế. Trong đó, chất lượng chính là yếu tố chủ chốt để công ty cạnh tranh và giữ vững, nâng cao vị thế của mình.

Đó là lý do vừa qua TMV đã bắt tay vào dự án “NO QUALITY. NO LIFE” (Chất lượng là tất cả) với mục tiêu nâng tầm chất lượng, bao gồm chất lượng sản phẩm, chất lượng hoạt động bán hàng, dịch vụ, và chất lượng trong công việc. Trong đó, phát triển nguồn nhân lực là nhân tố cốt lõi để nâng cao chất lượng. Do vậy, việc đào tạo để nâng cao kỹ năng cho nhân viên luôn là ưu tiên hàng đầu của TMV.

Hệ thống trung tâm đào tạo kỹ thuật nằm trong chương trình T-TEP:

Hà Nội:

Trường Cao đẳng Giao thông Vận tải Hà Nội

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Hồ Chí Minh:

Trường Đại học sư phạm kỹ thuật thành phố HCM

Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng tại thành phố HCM

Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Phú Lâm tại thành phố HCM

Tây Nam Bộ:

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long

Bắc Bộ:

Trường Đại học Sao Đỏ (Hải Dương)

MỚI - NÓNG