'Nhà phát minh' say mê bầu trời

Đặng Quang Hiệu cùng các cộng sự đang kiểm tra lại hệ thống cảnh giới vùng trời
Đặng Quang Hiệu cùng các cộng sự đang kiểm tra lại hệ thống cảnh giới vùng trời
TP - Đặng Quang Hiệu, SN 1974, được đồng nghiệp tại Trung tâm kỹ thuật điện tử tin học EIC (Học viện Kỹ thuật quân sự) gọi là nhà phát minh có niềm đam mê đặc biệt với vùng trời Việt Nam.
Đặng Quang Hiệu cùng các cộng sự đang kiểm tra lại hệ thống cảnh giới vùng trời
Đặng Quang Hiệu cùng các cộng sự đang kiểm tra lại hệ thống cảnh giới vùng trời.

Tốt nghiệp khóa 26 chuyên ngành tên lửa, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Đặng Quang Hiệu được giữ lại làm nguồn cán bộ nghiên cứu khoa học tại Trung tâm EIC. Đề tài Hệ thống chỉ huy – Điều khiển cho các trung tâm cảnh giới vùng trời, vùng biển (TTC2) là một trong những sáng kiến của nhà phát minh.

Nhiệm vụ của TTC2 là kết nối các trạm ra đa (quân sự, quản lý không lưu) để thu thập thông tin về mục tiêu trên không (số hiệu mục tiêu, tọa độ, tốc độ, nhận dạng). Trên cơ sở đó, phần mềm xử lý tiến hành hợp nhất dữ liệu thành bức tranh tổng tình huống bao gồm quỹ đạo các mục tiêu đã nhận dạng, đánh giá hiểm họa, tính toán dự báo đường bay, quản lý kế hoạch bay… Bức tranh tình huống được phân phối qua mạng truyền số liệu diện rộng cho các đơn vị các trạm đầu cuối để có giải pháp xử lý phù hợp.
 

“Nhiều nước trên thế giới đã trang bị những hệ thống ra đa nối mạng với công nghệ hiện đại có thể cảnh báo sớm và phát hiện từ xa mục tiêu trên không. Tôi luôn trăn trở phải làm sao hiện đại hóa được hệ thống ra đa Việt Nam”, Hiệu tâm sự.

Đề tài khoa học TTC2 là một dự án lớn đòi hỏi người chủ trì phải là một kỹ sư trưởng có bản lĩnh với vốn kiến thức chuyên sâu về tự động hóa và công nghệ thông tin, trong khi trên thực tế Hiệu chỉ là lính mới. Năm 2004, Hiệu bắt đầu nghiên cứu. Anh cùng nhóm cộng sự vấp phải muôn vàn khó khăn.

“Trước hết về mặt công nghệ, phải lựa chọn hệ điều hành sao cho tốc độ thực thi cao, ổn định, tin cậy; ngôn ngữ lập trình hướng đến đối tượng phù hợp mà vẫn đảm bảo tính bảo mật… Đó là một thách thức rất lớn,…”, Hiệu nhớ lại.

Sau hai năm miệt mài nghiên cứu, Hệ thống phần mềm cảnh giới bảo vệ vùng trời được hoàn thiện và đưa vào sử dụng vào cuối năm 2006. Lần đầu tiên, Việt Nam có trung tâm chỉ huy, điều khiển quản lý vùng trời, vùng biển do người Việt Nam sản xuất, thay thế sản phẩm ngoại nhập.

Hệ thống giúp giảm được 1/4 đến 1/5 giá thành so với sản phẩm ngoại nhập. Sản phẩm giành giải Nhì giải thưởng Sáng tạo công nghệ Việt Nam – VIFOTEC 2007 (không có giải Nhất); giải Ba giải thưởng Sáng tạo công nghệ VIPA tại Hàn Quốc.

Tính ưu việt của hệ thống là cảnh báo nhanh, xử lý chính xác các thông tin về mục tiêu trên không, góp phần nâng cao hiệu quả bảo vệ vùng trời Việt Nam.

Tin, bài cộng tác với chuyên trang "Hành trang người lính" xin  gửi tới: thegioitre@tienphong.vn 
MỚI - NÓNG
Chưa nghỉ lễ đã 'cháy' tour du thuyền vịnh Hạ Long
Chưa nghỉ lễ đã 'cháy' tour du thuyền vịnh Hạ Long
TPO - Những chuyến du thuyền ngắm vịnh Hạ Long đã được đặt kín từ 2-3 tháng trước nên dự báo không đủ sức cung ứng cho dịp 30/4-1/5 cho khách nội địa. Do đó, đại diện một số doanh nghiệp lữ hành chia sẻ rằng liên tục phải từ chối hàng chục cuộc gọi đặt tour này mỗi ngày trong thời gian gần đây. 
Nữ thần Đài Loan lười biếng
Nữ thần Đài Loan lười biếng
TPO - Quách Bích Đình khiến khán giả mong chờ khi trở lại với show Tỷ tỷ đạp gió rẽ sóng sau thời gian dài tạm ngừng hoạt động nghệ thuật để lo cho gia đình. Tuy nhiên, biểu hiện của nữ diễn viên trong show gây nhiều tranh cãi.