Tâm sự “đắng lòng” của một người thầy

Tâm sự “đắng lòng” của một người thầy
Mẹ, anh, chị tôi đều là những “kỹ sư tâm hồn”. Tốt nghiệp phổ thông, nhiều bạn bè thi các ngành khác, chỉ riêng tôi chọn thi Cao đẳng sư phạm tỉnh… Nhìn đi nhìn lại, tôi vẫn thấy mình là người nghèo nhất so với bạn bè.

Chính sách và cách nghĩ về nghề cao quý:

Tâm sự “đắng lòng” của một người thầy

> Thô bạo vì đâu?
> La liệt lớp kém ở "vùng trũng" giáo dục Thủ đô

Mẹ, anh, chị tôi đều là những “kỹ sư tâm hồn”. Tốt nghiệp phổ thông, nhiều bạn bè thi các ngành khác, chỉ riêng tôi chọn thi Cao đẳng sư phạm tỉnh… Nhìn đi nhìn lại, tôi vẫn thấy mình là người nghèo nhất so với bạn bè.

Học sinh tiểu học huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng trong một tiết học
Học sinh tiểu học huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng trong một tiết học. Ảnh: Quốc Việt

Nhiều người cho rằng nghề giáo là nghề thanh thản, chín tháng làm, ba tháng nghỉ, nếu muốn giàu thì chọn nghề khác chứ đừng chọn nghề giáo. Vâng, nhưng nghề giáo mà tôi “cố bám”… tính đến nay cũng đã tròn 12 năm tuổi nghề.

Tôi không trách cái nghề của mình, tôi chỉ buồn vì đồng lương nhà giáo không sống đủ với nghề. Cả hai vợ chồng đều là giáo viên THCS, thu nhập tổng cộng khoảng 8 triệu đồng/tháng. Số tiền này… chỉ đủ ăn, chi tiêu sinh hoạt hàng ngày, còn nếu con cái ốm đau thì coi như thiếu trước hụt sau.

Nhưng cái nghèo không sợ bằng cái mà mình làm sai, làm theo số đông… Và chúng tôi “tự” cho phép mình đổ lỗi cho cơ chế, ai cũng làm, mình không làm thì mình bị coi là “khác người”, là kẻ điên rồ.

Học trò ở tận vùng sâu, vùng xa biên giới, có những học sinh vì hoàn cảnh gia đình, cha mẹ đi đâu là mang theo con tới đó, rồi có học sinh chuyển trường liên tục… các em học tập sa sút mà chúng tôi dù cố gắng lắm cũng không thể để các em lên lớp… Nhưng chúng tôi không có cái quyền ấy!

Cứ mỗi lần đọc báo thấy ở đây, ở đó nói về thực trạng “sáng học lớp 5, chiều học lớp 1” mà tôi đau xót. Vì sao vậy? Do thầy cô chúng tôi, sợ mất thi đua, sợ không được nâng lương theo quy định khi để học trò mình “ở lại lớp”.

Chúng tôi đành để những học trò yếu kém lên lớp, ngồi nhầm lớp cũng chỉ vì “lợi ích” của mình, trái với lương tâm người thầy. Chúng tôi buộc phải làm như vậy, vì cuộc sống của mình và đồng nghiệp cũng không ít người làm thế, sao mình đứng ngoài rìa được…

Những tâm sự này tôi đã từng nói với bạn bè ngoài ngành, từng bị bạn bè mắng: “Nhà giáo bây giờ sống chết mặc bay tiền thầy thầy bỏ túi sao!”. Tôi nghe mà đau, nhưng chỉ biết im lặng…

Tôi chia sẻ những tâm sự này nhân ngày tôn vinh nghề nghiệp của mình – ngày Nhà Giáo Việt Nam – cũng không vui cho lắm. Nhân đây, tôi cũng xin gửi đến Bộ GD-ĐT một mong muốn nhỏ nhoi: Hãy trao cho giáo viên chúng tôi cái quyền khẳng định chất lượng học trò của mình, đừng bắt chúng tôi chạy theo thành tích rồi nhấn chìm tương lai trẻ.

Cứ đưa các em lên lớp, rồi các em không biết gì… Đó là chưa kể tới việc lãng phí tiền cha mẹ các em, lãng phí thời gian của các em và giáo viên tiếp nhận. Rồi họ cũng “đẩy cục nợ” cho giáo viên khác thôi…

Trần Hữu Thắng (giáo viên tỉnh Đồng Tháp)
Theo Một thế giới

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Sắp thử tải cầu vượt biển hàng đầu Việt Nam
Sắp thử tải cầu vượt biển hàng đầu Việt Nam
TPO - Ngày 13/12, Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Định cho biết đã thông báo tổ chức giao thông tạm thời qua cầu Thị Nại, TP. Quy Nhơn. Thời gian xếp xe thử tải bắt đầu từ lúc 8h đến 22h ngày 15/12. Đây là cầu vượt biển đầu tiên được xây dựng ở Việt Nam, hiện là cầu vượt biển dài thứ 2, sau cầu Tân Vũ - Lạch Huyện ở Hải Phòng.