Xót lòng cảnh học sinh vượt suối đến lớp

Xót lòng cảnh học sinh vượt suối đến lớp
Dòng suối lớn vắt ngang qua đường đến trường của các thầy cô điểm trường tiểu học Gia Phú 1, thôn Khe Luộc, xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng, Lào Cai. Hàng ngày, các thầy cô cùng với học sinh phải trèo mảng vượt suối đến trường.

Xót lòng cảnh học sinh vượt suối đến lớp

> Con chữ Nậm Nơn
> Về nơi học sinh đi học lúc gà chưa gáy

Dòng suối lớn vắt ngang qua đường đến trường của các thầy cô điểm trường tiểu học Gia Phú 1, thôn Khe Luộc, xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng, Lào Cai. Hàng ngày, các thầy cô cùng với học sinh phải trèo mảng vượt suối đến trường.

Hàng ngày đến trường, cô giáo Lâm phải mang thêm thức ăn và gạo
Hàng ngày đến trường, cô giáo Lâm phải mang thêm thức ăn và gạo.

Những học sinh hiếu học

Vượt qua chặng đường đất hơn 15 km bằng xe máy, và vượt qua con suối đá gần 1 tiếng đồng hồ từ đường quốc lộ lớn mới tới đến điểm trường tiểu học Gia Phú 1, thôn Khe Luộc, xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng, Lào Cai.

Cô bé Lù Thị Đông cầm chiếc chổi nhanh nhẹn quét lớp. Cả trường gần 30 học sinh mà vẫn chưa có bạn nào tới. Cô bé người dân tộc Xa Phó này luôn là học sinh hiếu học chăm chỉ nhất trường.

Nhà Đông cách trường chừng hai quả núi. Sáng sớm mẹ và chị đi lên nương, Đông cũng chuẩn bị bị học. Học lớp 2 mà Đông mới vẻn vẹn 15 kg. Bố Đông mất vào đầu năm ngoái, một mình mẹ không thể nuôi 3 chị em đi học nên hai chị của Đông phải ở nhà phụ gia đình.

Kể về Đông, cô học trò đặc biệt nhất của cô Nguyễn Thị Mai Lâm trong 12 năm gắn bó với trường: "Sau khi bố mất, Đông ở nhà không đi học, thương học sinh nghèo mà học giỏi, cô vượt núi đến tận nhà đón Đông đi học, nhà không có ai, hỏi Đông ăn cơm với gì, em chỉ nói một từ "ớt".".

Vượt suối đến lớp, học sinh lớp 2+3 của cô Lâm gặp rất nhiều khó khăn. Trên những chiếc mảng cả thầy và trò chòng chành trên con suối, có lần mảng lật, thầy trò rơi xuống suối thì hôm đấy cả trường lại nghỉ học để phơi sách vở.

Cô Lâm chia sẻ:" Có lần nước lên, lũ cuốn học sinh. Cô nhớ nhất là cậu bé Lù A Thật, học sinh lớp 3 của cô bị lũ cuốn. Khi vớt được em lên, cô nghĩ không thể cứu được, thế mà giờ Thật là học sinh ngoan, chăm chỉ học hành nhất của cô".

Trường tiểu học Gia Phú 1 là một trong 4 phân hiệu trường tiểu học ở huyện Bảo Thắng, Lào Cai. Trường có 3 lớp học và vỏn vẹn 3 giáo viên với 30 học sinh. Ít học trò các thầy đành dậy ghép lớp. Riêng lớp 1 học một phòng, còn lớp 2 +3 và 3 + 4 học sinh ngồi quay lưng vào nhau.

Phân hiệu trường Gia Phú 1 mới thoát cảnh lớp làm bằng tre nứa không lâu, nhưng học sinh vẫn phải học dưới ánh sáng từ cửa sổ. Toàn bộ 3 lớp của trường đều không có điện.

Cô Nguyễn Thị Mai Lâm và cô Phạm Thị Linh ngày ngày vượt suối đến trường
Cô Nguyễn Thị Mai Lâm và cô Phạm Thị Linh ngày ngày vượt suối đến trường.

Thầy cô giáo cắm bản

Vào mùa đông, các em không có tiết chào cờ, ít khi tập thể dục vì thời tiết quá lạnh. Hơn 8h mới có lác đác vài em học sinh đến lớp. Các thầy cô giáo lại đi ủng leo lên núi đi gọi học sinh đến trường.

Thầy hiệu trưởng phân hiệu trường Gia Phú 1, Hà Văn Biểu, đưa chúng tôi đi thăm quan quanh trường. Thầy Biểu cho biết: "Thôn Khe Luộc có khoảng 60 hộ thì đều thuộc diện nghèo khó, để "kéo" được học sinh tới lớp các thầy cô nơi đây gặp rất nhiều khó khăn. Đến được trường, các em học sinh ngày phải vượt qua con suối đá bằng những chiếc mảng. Vào mùa nước cạn thì trời lạnh buốt, mùa nước lên, các em khó khăn lắm mới đến được lớp, có khi những ngày lũ về, trường lại phải đóng cửa".

Với các thầy cô nơi đây, cảnh lớp học heo hút, vắng học sinh đã quá quen thuộc. Sau những dịp nghỉ lễ, chuyện lạc rừng khi "kéo" các em trở lại lớp thầy cô nào ở đây cũng phải trải qua.

Để cải thiện những bữa ăn trưa cho học sinh, hàng ngày các thầy cô lại xách thêm gạo và thức ăn đến trường. Thầy Biểu chia sẻ: "Có thức ăn, các thầy cô mượn nhà dân nồi, chảo để nấu cơm cho mình và các em học sinh nhà xa phải ở lại trường buổi trưa".

Trẻ nhất trường là cô giáo Phạm Thị Linh, sinh năm 1991, mới tốt nghiệp Sư Phạm, được đảm nhận dạy lớp 1 cô Linh có nhiều ấn tượng với nghề.

Học sinh lớp 1 của cô Linh rất trầm, các em biết tiếng Kinh rất ít nên để dạy học cho các em là một vấn đề lớn. Mới vào nghề, cô Linh phải khá vất vả để hiểu hết được hoàn cảnh của các em để gần gũi với học sinh của mình.

Linh chia sẻ: "Theo nghề giáo nhưng em không ngờ lại vấp nhiều khó khăn trong công việc đầu tiên đến thế. Các em đến lớp không đủ, lại nói ngọng, để các em phát âm chuẩn được em gặp khó khăn nhiều. Sau những ngày đầu đi dạy, em lạc của giọng để dạy các em tập phát âm".

Có lẽ tình cảm của người dân bản nơi đây mà nhiều lần được chuyển công tác mà những thầy cô nơi đây với gắn bó với trường. Lên dạy điểm trường nghĩa là thành con em của vùng đó. Thầy Biểu cười xòa tâm sự:" Nhiều năm gắn bó với trường, có khi những em học sinh mình từng dạy ở đây đã lên chức mẹ, và giờ thì mình lại dậy chữ cho con cái của chúng".

Trường tiểu học Gia Phú 1 mới thoát cảnh nhà nứa vài năm
Trường tiểu học Gia Phú 1 mới thoát cảnh nhà nứa vài năm.
Các em phải học trong những lớp ghép
Các em phải học trong những lớp ghép.
Trong điều kiện thiếu sáng
Trong điều kiện thiếu sáng.
Nhiều học sinh quần đùi, chân đất đến trường trong trời giá rét
Nhiều học sinh quần đùi, chân đất đến trường trong trời giá rét.
Tập viết chữ nhờ ánh sáng mặt trời
Tập viết chữ nhờ ánh sáng mặt trời.
Tại trường có rất nhiều em bị suy dinh dưỡng
Tại trường có rất nhiều em bị suy dinh dưỡng.
Em Lù Thị Đông, học sinh lớp 2 học giỏi nhất trường
Em Lù Thị Đông, học sinh lớp 2 học giỏi nhất trường.
Người quá bé, Đông phải đứng để viết
Người quá bé, Đông phải đứng để viết.
Chữ viết đẹp, Đông luôn nhận được những điểm tốt môn Tiếng Việt
Chữ viết đẹp, Đông luôn nhận được những điểm tốt môn Tiếng Việt.

Theo Hòa Anh
Khám phá

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Tri thức may, mặc áo dài Huế là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
Tri thức may, mặc áo dài Huế là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
TPO - Theo Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh Thừa Thiên-Huế (TT-Huế), Tri thức may, mặc áo dài Huế được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là thành quả thực hiện đề án Huế - Kinh đô Áo dài Việt Nam là điều kiện, cơ sở quan trọng để tỉnh tiếp tục lộ trình hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO đưa vào danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.