Giải Nobel Vật lý vinh danh 3 nhà khoa học tìm ra hố đen vũ trụ

Hố đen là hiện tượng kỳ lạ nhất trong vũ trụ
Hố đen là hiện tượng kỳ lạ nhất trong vũ trụ
TPO - Viện Khoa học Hoàng gia Thụy Điển chiều nay quyết định trao giải Nobel Vật lý 2020 cho 3 nhà khoa học đang công tác tại Anh, Đức và Mỹ vì những khám phá liên quan đến hố đen. 

Nhà khoa học Roger Penrose, công tác tại ĐH Oxford, Anh, được chọn vì “tìm ra sự hình thành của hố đen là kết quả từ thuyết tương đối”. Hai nhà khoa học cùng nhận được giải thưởng là ông Reinhard Genzel, công tác tại Viện Vật lý ngoài trái đất Max Planck ở Đức và ĐH California, Mỹ; và ông Andrea Ghez, công tác tại ĐH California, Mỹ. Hai người này được ghi nhận công “tìm ra một vật thể dày đặc siêu lớn ở ngay trung tâm dải ngân hà của chúng ta”.

Hố đen một trong những hiện tượng kỳ lạ nhất trong vũ trụ.

 Penrose chỉ ra rằng thuyết tương đối dẫn đến sự hình thành các hố đen. Reinhard Genzel và Andrea Ghez phát hiện ra một vật thể cực kỳ nặng nề và vô hình đang kiểm soát quỹ đạo các vì sao ở trung tâm dải ngân hà của chúng ta. Một hố đen siêu rộng hiện là giải thích duy nhất được biết đến.

 Ông Penrose dùng các phương pháp toán học khéo léo để chứng minh rằng các hố đen là hệ quả trực tiếp của thuyết tương đối mà Albert Einstein tìm ra. Bản thân Einstein không tin rằng các hố đen thực sự tồn tại. Hố đen là những quái vật siêu lớn, có thể hút mọi thứ vào trong mà không gì thoát ra được, kể cả ánh sáng.

 Tháng 1/1965, mười năm sau khi Einstein qua đời, Penrose chứng minh rằng các hố đen thực sự có thể hình thành và ông đã mô tả chúng một cách chi tiết. Ở trung tâm có một tính chất kỳ dị: tất cả các quy luật tự nhiên (từng được tìm ra) đều không đúng. Bài mô tả mang tính đột phá của ông đến giờ vẫn được coi là đóng góp quan trọng nhất cho thuyết tương đối từ thời Einstein.

 Genzel và Ghez (mỗi người là trưởng một nhóm thiên văn học) từ những năm 1990 đã tập trung và vùng gọi là Nhân mã A* ở trung tâm của dải ngân hà của chúng ta. Quỹ đạo của những ngôi sao sáng nhất gần nhất với dải ngân hà được mô tả với độ chính xác ngày càng tăng.

 Đo lường của hai nhóm nghiên cứu này đã thống nhất quan điểm rằng một vật thể vô hình cực kỳ nặng đang chi phối các vì sao, khiến chúng chuyển dộng với tốc độ chóng mặt. Khoảng 4 triệu khối lượng mặt trời tập trung trong một vùng không lớn hơn hệ mặt trời của chúng ta.

 Sử dụng các kính viễn vọng lớn nhất thế giới, hai ông Genzel và Ghez phát triển các phương pháp nhìn xuyên qua những đám mây khí và bụi khổng lồ giữa các vì sao đến trung tâm của dải ngân hà.

 Hai nhóm đã vượt ra khỏi giới hạn về công nghệ để phải triển kỹ thuật mới nhằm khắc phục những biến dạng do bầu khí quyển Trái đất gây ra. Công việc mang tính chất tiên phong của họ giúp thế giới có được bằng chứng thuyết phục nhất cho đến nay về một hố đe siêu khổng lồ ở trung tâm của dải ngân hà.

 Roger Penrose sinh năm 1931 tại Anh. Reinhard Genzel sinh năm 1952 tại Đức. Andrea Ghez sinh năm 1965 tại Mỹ. 

 Ông Penrose sẽ nhận được một nửa của số tiền thưởng 10 triệu kronor Thụy Điển, và hai nhà khoa học còn lại chia nhau một nửa giải thưởng. 

MỚI - NÓNG
Nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai Phùng Ngọc Mỹ bị kỷ luật cảnh cáo
Nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai Phùng Ngọc Mỹ bị kỷ luật cảnh cáo
TPO - Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai biểu quyết, thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Phùng Ngọc Mỹ (nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh) và ông Mai Xuân Hải (nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Giám đốc Sở Y tế, nguyên Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh).