Gia tăng rủi ro Mỹ - Trung đụng nhau trên biển Đông

Hai tàu chiến Mỹ USS McCampbell và HMS Argyll tham gia một cuộc diễn tập trên biển Đông vào tháng 1 năm nay. (Ảnh: Reuters)
Hai tàu chiến Mỹ USS McCampbell và HMS Argyll tham gia một cuộc diễn tập trên biển Đông vào tháng 1 năm nay. (Ảnh: Reuters)
TPO - Rủi ro xảy ra va chạm giữa hải quân Mỹ và Trung Quốc trên biển Đông gia tăng đáng kể vì quân đội Mỹ đã được trao quyền quyết định nhiều hơn, một tổ chức tư vấn chính sách Trung Quốc cảnh báo hôm 9/4.

Trong một báo cáo đưa ra, tổ chức này nói rằng Hội đồng an ninh quốc gia của Nhà Trắng ít tham gia hơn vào các hoạt động quân sự của Mỹ ở vùng biển tranh chấp này, trong bối cảnh quân đội Mỹ tăng cường tần suất và mật độ hoạt động.

“Quân đội Mỹ sẽ tiếp tục tăng cường các chiến dịch quân sự trên biển Đông, liên tục tìm ra những vùng xám giữa hòa bình và xung đột, thăm dò giới hạn của Trung Quốc, do đó chắc chắn sẽ tạo ra nguy cơ lớn hơn nổ ra xung đột hoặc chiến tranh quy mô nhỏ”, báo cáo của Sáng kiến tình hình chiến lược biển Đông thuộc ĐH Bắc Kinh viết.

Từ năm 2015, hải quân Mỹ duy trì các chiến dịch tự do hàng hải gần các đảo và rạn san hô mà Trung Quốc chiếm đóng trên biển Đông, để thách thức điều mà Washington gọi là đòi hỏi chủ quyền thái quá của Trung Quốc ở khu vực này. Bốn chiến dịch như vậy được thực hiện dưới thời Tổng thống Barack Obama, nhưng đến nay số cuộc tuần tra đã tăng lên 11 dưới thời Tổng thống Donald Trump.

“Dưới thời Obama, những chiến dịch như vậy  mang ý nghĩa chiến lược hơn, nên có sự quản lý của cấp cao hơn”, ông Hu Bo, đồng tác giả của báo cáo và là giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược biển thuộc ĐH Bắc Kinh, viết.

Ông Hu Bo nói rằng chính quyền Trump đã trao quyền lớn hơn cho Bộ tư lệnh Ấn Độ - Thái Bình Dương (PACOM), điều “chắc chắn làm gia tăng rủi ro và nguy hiểm” ở khu vực.

“Sau khi kế hoạch quốc phòng và ngân sách được thông qua, rất ít sự chú ý được dành cho những hoạt động như vậy”, ông Hu nói.

Báo cáo được đưa ra sau khi nhiều quan chức cấp cao, bao gồm tư lệnh PACOM Harry Harris, người kế nhiệm của ông là Philip Davidson và tư lệnh các chiến dịch trên biển John Richardson, nhiều lần dọa sẽ có hành động cứng rắn hơn với Trung Quốc vì những hoạt động của Bắc Kinh trên biển Đông.

“Điều đáng lo ngại là những nhân vật trong nhóm ra quyết định của quân đội đưa ra những phát biểu như vậy”, ông Hu nói.

Trong khi đó, cũng có những lo ngại rằng quân đội Trung Quốc sẽ hành động ít kìm chế hơn. Đại tá Zhou Bo, giám đốc Trung tâm hợp tác an ninh thuộc Bộ Quốc phòng Trung Quốc, tháng trước nói rằng hải quân Trung Quốc có thể sẽ ít chấp nhận các hoạt động của Mỹ trên biển Đông hơn.

“Khi năng lực của chúng ta tăng lên, chúng ta có thể có những hành động để phản đối những hành động đó”, ông Bo nói.

Lực lượng hai nước từng đối mặt với một tình thế căng thẳng vào tháng 9 năm ngoái khi tàu chiến Mỹ USS Decatur bị tàu khu trục Trung Quốc Lanzhou thách thức khi đang tuần tra gần đá Gaven thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà Trung Quốc đã cải tạo thành đảo nhân tạo và chiếm đóng trái phép. Vụ việc đã suýt dẫn đến va chạm.

Ông Hu nói rằng Mỹ và Trung Quốc nên theo đuổi đối thoại “hiệu quả hơn”, bao gồm vấn đề kiểm soát vũ khí trên biển ở khu vực, nhằm tránh để bất kỳ sự cố nào trong tương lai leo thang thành xung đột.

Theo theo SCMP
MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.