Đức Pháp chủ: Bậc cao tăng thanh bần ở chùa làng

0:00 / 0:00
0:00
Đức Pháp chủ Thích Phổ Tuệ được mệnh danh là "lão nông tăng"
Đức Pháp chủ Thích Phổ Tuệ được mệnh danh là "lão nông tăng"
TPO - “Xin các vị đừng gọi tôi là Pháp Chủ mà hãy cứ nhìn tôi như một lão Tăng thanh bần sống trong ngôi chùa làng là tôi mãn nguyện lắm rồi”. Đó là lời nhắn nhủ của Đại trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ với hết thảy tăng ni, Phật tử. Người an yên đi theo Phật Tổ sau 105 năm trụ thế.

Phật tử Phùng Thị Thực (Phú Xuyên, Hà Nội), một trong những người thân cận với Hòa thượng Thích Phổ Tuệ từ hai chục năm nay nói với Tiền Phong rằng, nhiều Phật tử và bà con quanh vùng luôn nhìn Đức Pháp chủ là “lão nông tăng dân dã bình dị, từ bi, trí tuệ uyên thâm” và chưa tìm được lời nào đủ để diễn đạt trọn vẹn lòng tôn kính đối với Đức trưởng lão Hòa thượng.

Sinh thời Hòa thượng thích niệm Phật. Suốt thời gian trụ thế 105 năm, ngài không mang bệnh tật, những ngày mệt yếu hễ ai đến thăm ngài đều dặn niệm đủ sáu chữ “Nam mô A Di Đà Phật”. Không hề lánh đời, ngược lại Đức trưởng lão luôn nêu cao tinh thần cứu độ chúng sinh, năng làm việc thiện. Bà Phùng Thực kể, bất cứ ai tìm về chùa, Hòa thượng đều giúp đỡ, kể cả khi ngài đang dở bữa cơm thanh đạm. Có lần, một gia đình nọ từ nơi xa tìm tới cửa chùa vào lúc 2h sáng, ngài sai người mở cổng đón vào ngay.

Đức Pháp chủ: Bậc cao tăng thanh bần ở chùa làng ảnh 1

Đức Pháp chủ tại ngôi chùa làng. Ảnh: Giác Ngộ

Người dân và Phật tử ở gần Hòa thượng luôn khắc sâu lời ngài: “Xin các vị đừng gọi tôi là Pháp Chủ mà hãy cứ nhìn tôi như một lão Tăng thanh bần sống trong ngôi chùa làng là tôi mãn nguyện lắm rồi, nghiệp là tu hành, nuôi thân thể chủ yếu bằng nghề làm ruộng, chưa từng dám lạm dụng một bát gạo, một đồng tiền của tín thí thập phương, khi nào chư Phật, chư Tổ gọi thì về thôi”.

Sinh ra trong gia đình có truyền thống thâm tín Phật pháp, Hòa thượng Thích Phổ Tuệ được song thân cho lên chùa từ năm lên 9 tuổi, sau đó trải qua quá trình tu học, thụ các giới pháp ở khắp các sơn môn, tổ đình lớn. Từ năm 1957, ngài trở về thờ Phật tại tổ đình Viên Minh, chính thức trở thành trụ trì đời thứ ba của tổ đình Viên Minh từ năm 1961.

Đức Pháp chủ: Bậc cao tăng thanh bần ở chùa làng ảnh 2

Ngài được suy tôn là Đệ tam Đức pháp chủ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Bên cạnh việc đảm nhiệm các chức vụ của Giáo hội, Hòa thượng có nhiều công lao đóng góp cho sự nghiệp đoàn kết dân tộc từ phong trào bình dân học vụ, xây dựng hợp tác xã. Bên cạnh các công trình biên soạn, dịch thuật và trước tác về Phật học, ngài còn sáng tác nhiều bài thơ Đường luật.

Xin các vị đừng gọi tôi là Pháp Chủ mà hãy cứ nhìn tôi như một lão Tăng thanh bần sống trong ngôi chùa làng là tôi mãn nguyện lắm rồi" Đức Pháp chủ Thích Phổ Tuệ.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam ghi nhận: Công đức của ngài đã góp phần to lớn vào sự nghiệp làm sáng danh đạo Phật và dân tộc Việt Nam. Cuộc đời ngài luôn là tấm gương chiếu sáng trong công phu tu thân, hành đạo cho cả giới xuất gia và tại gia. Ngài luôn lấy giới hạnh tinh nghiệm làm thân giáo để răn dạy, sách tấn hàng hậu học. Cuộc đời ngài là biểu tượng tinh thần Bi-Trí-Dũng. Ngài luôn tận lực chuyên tâm vào sự nghiệp hoằng dương chính pháp, phục vụ nhân sinh, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ngày càng vững mạnh.

Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ viên tịch vào lúc 03h22 phút ngày 21 tháng 10 năm (nhằm ngày 16 tháng 9 năm Tân Sửu) tại Tổ đình Viên Minh (chùa Ráng), xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, Hà Nội. Lễ nhập kim quan chính thức cử hành vào lúc 13h00 ngày 21 tháng 10 năm 2021. Kim quan được tôn trí tại Tổ đình Viên Minh. Lễ viếng chính thức từ 07h ngày 22 tháng 10 năm 2021 đến hết ngày 23 tháng 10 năm 2021. Lễ truy điệu được cử hành lúc 09h ngày 24 tháng 10 năm 2021, sau đó cung thỉnh kim quan Đại lão Hòa thượng nhập Bảo tháp trong khuôn viên Tổ đình Viên Minh.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Đẩy lùi hủ tục, hành vi phản cảm, bạo lực trong lễ hội

Đẩy lùi hủ tục, hành vi phản cảm, bạo lực trong lễ hội

TPO - Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống vừa được lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) ký ban hành với mục đích đảm bảo một mùa lễ hội văn minh, lành mạnh, đồng thời bài trừ hủ tục, tập quán lạc hậu, nghi lễ có tính bạo lực và các hành vi phản cảm, lệch chuẩn.
Điểm cầu tỉnh Cao bằng tham gia họp trực tuyến.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh làm việc với tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn

TPO - Sáng 23/11, ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chủ trì Hội nghị trực tuyến làm việc với lãnh đạo các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu, nhà ở xã hội, thị trường bất động sản, kỷ luật kỷ cương hành chính; tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của 2 tỉnh trong quá trình thực hiện.