Dự án sân bay Long Thành: Phải tính nhiều bài toán về vốn

TP - Về dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh nhấn mạnh: Định hướng lâu dài cần thiết phải đầu tư xây dựng dự án này. Tuy nhiên phải tính nhiều bài toán về nguồn vốn.

Dự án sân bay Long Thành: Phải tính nhiều bài toán về vốn ảnh 1 Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh

Thưa Phó Thủ tướng, vừa qua một số ĐBQH cho biết còn băn khoăn về nguồn vốn cho dự án sân bay Long Thành vì hiện nay nền kinh tế gặp khó khăn, nợ công đã tăng cao?

Đây là một dự án lớn, về định hướng lâu dài thì cần thiết phải làm. Thứ nhất là đáp ứng yêu cầu phát triển, lưu lượng qua các cảng hàng không hiện nay đã quá tải. Trong khi đó, những sân bay cũ, cơ hội mở rộng để có một sân bay hiện đại cũng khó khăn.

Hơn nữa, trong khu vực, nhiều nước đã đầu tư cảng hàng không hiện đại, nếu mình không làm thì không cạnh tranh được, mất lợi thế. Vấn đề vốn phải được tính nhiều bài toán, chủ trương là huy động nhiều nguồn vốn, còn ngân sách chỉ là một phần. Tất nhiên, khi đã dùng ngân sách phải tính toán hiệu quả và đặt trong điều kiện, an ninh tài chính quốc gia, an ninh nợ công.

Trong thời điểm hiện nay, khi nợ công đã ở mức khá cao chúng ta lại đưa một dự án lớn như vậy ra sẽ tạo tâm lý lo lắng?

“ĐB lo ngại là đúng, cái đó thể hiện trách nhiệm, Chính phủ phải làm rõ những vấn đề ấy để Quốc hội cân nhắc, quyết định, sao cho lợi ích quốc gia đạt được” .

Phó Thủ tướng Chính phủ
Vũ Văn Ninh

Trong bối cảnh tài chính đang có những khó khăn thì các ĐBQH lo ngại là đúng. Nhưng đây là bài toán lâu dài chứ không phải là ngay một lúc dùng số tiền ấy, kể cả một vài năm cũng không thể xong được. Vay về để đầu tư nhưng quan trọng là phải làm ăn có hiệu quả, trả được nợ.

Vấn đề tổng nợ công trên GDP chỉ là một chỉ tiêu, chưa phải là chỉ tiêu quan trọng nhất. Có những nước nợ công lên tới 100% GDP mà người ta vẫn khỏe mạnh, an toàn. Nhưng có những nước chỉ vay 20-30% thôi, vẫn vỡ nợ, vì không có khả năng trả được nợ.

Chính vì thế, chỉ tiêu thứ hai rất quan trọng là có trả được nợ hay không và phải làm ăn có hiệu quả để trả nợ mới quan trọng.

Dự kiến cần khoảng 24.000 tỷ đồng từ ngân sách để giải phóng mặt bằng là số tiền rất lớn, nhất là hiện nay ta còn phải đi vay để đảo nợ?

Bài toán về vốn sẽ phải tính toán cụ thể. Khi đưa ra chủ trương thì phải có một bài toán tổng thể, nhưng bước đầu mới là sơ bộ, định hướng.

Định hướng lớn ấy cần có sự chỉ đạo để xin chủ trương, sau này quyết định phê duyệt có làm hay không làm thì còn rất nhiều yếu tố.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.