Đột nhập căn cứ lớn nhất của quân đội Trung Quốc xem 'tháp Eiffel'

Các hạng mục và mô hình trong căn cứ quân sự của Trung Quốc
Các hạng mục và mô hình trong căn cứ quân sự của Trung Quốc
TPO - Trung Quốc đã đầu tư lớn vào việc hiện đại hóa quân đội trong ba thập kỷ qua, thành lập các cơ sở nghiên cứu - phát triển và các căn cứ huấn luyện để hỗ trợ những nỗ lực đó.

Quân đội Trung Quốc đã hoàn toàn chấp nhận ý tưởng sử dụng các căn cứ có tính thực tế cao, mô phỏng các loại môi trường mà họ có thể sẽ chiến đấu trong tương lai, rút ra những bài học quan trọng từ kinh nghiệm của quân đội Mỹ và các đồng minh.

Căn cứ huấn luyện Chu Nhật Hòa ở vùng Nội Mông xa xôi là cơ sở lớn nhất trong số các địa điểm này. Nơi đây có một mô hình kích thước như thật mô phỏng một phần của trung tâm thành phố Đài Bắc, thủ phủ đảo Đài Loan, bao gồm công trình tái tạo rất công phu của Tòa nhà Văn phòng chính quyền và cơ quan ngoại giao Đài Loan. Ngoài ra còn có một nút giao đường cao tốc, một sân bay giả, và thật kỳ lạ, một bản sao tháp Eiffel của Pháp.

Chu Nhật Hòa, còn được gọi là Cơ sở đào tạo chiến thuật tổng hợp Chu Nhật Hòa, là căn cứ huấn luyện lớn nhất Trung Quốc theo quy mô vật lý. Các nhà quan sát đã so sánh nó, với pháo đài Irwin của quân đội Mỹ ở miền nam California và Trung tâm Huấn luyện Quốc gia liên quan đến căn cứ đó. Chu Nhật Hòa có các đơn vị chuyên đóng vai trò lực lượng địch trong các cuộc tập trận. Họ được gọi là "quân xanh", đối lập với thuật ngữ "quân đỏ" của phương Tây để chỉ lực lượng địch quân trong các cuộc tập trận.

Giải phóng Quân Nhân dân Trung Quốc (PLA) thành lập Chu Nhật Hòa vào năm 1957, ban đầu chủ yếu là một căn cứ huấn luyện xe tăng. Bốn thập kỷ sau, chính quyền Trung Quốc quyết định chuyển đổi nó thành một cơ sở hạng nhất đa chức năng để chuẩn bị lực lượng cho "các trận chiến công nghệ cao tương lai”, theo The Drive.

Các nhà lãnh đạo quân sự của Trung Quốc đã theo dõi sát sao chiến thắng chớp nhoáng của quân đội Mỹ trước Iraq trong Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất năm 1991 và đã bắt đầu đặt câu hỏi về việc huấn luyện trong các đơn vị của chính họ. Năm 1996, Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã cử một nhóm các nhóm tấn công tàu sân bay đi qua eo biển Đài Loan để đối phó với cuộc khủng hoảng lớn giữa chính quyền ở Bắc Kinh và chính quyền Đài Loan, đây được coi là một sự kiện quan trọng góp phần vào quyết định tiếp theo của Trung Quốc nhằm khởi xướng một cuộc hiện đại hóa quân sự lớn, dẫn đến việc mở rộng Chu Nhật Hòa.

Vào giữa những năm 2000, các cơ sở của Chu Nhật Hòa đã được mở rộng đáng kể về quy mô và phạm vi, nhấn mạnh vào các tính năng được sử dụng để chuẩn bị lực lượng cho cái mà quân đội Mỹ gọi là các hoạt động quân sự ở địa hình đô thị (MOUT). Vào cuối năm 2014, quân đội Trung Quốc đã phát triển các cấu trúc liên quan đến Đài Loan.

Để hỗ trợ các cuộc tập trận lớn hơn, họ cho xây dựng một căn cứ không quân với đường băng dài hơn 3.000m về phía tây bắc, hệ thống đường sắt cho phép di chuyển nhanh chóng các phương tiện, vũ khí hạng nặng và binh lính đến và đi từ địa điểm này. Tất cả những điều này có thể nhìn thấy trong hình ảnh vệ tinh có độ phân giải cao mà tạp chí War Zone có được gần đây.

Trung tâm hành chính của Chu Nhật Hòa, bao gồm một bệnh viện quân đội đầy đủ và các cơ sở doanh trại, nằm ở phía bắc của căn cứ. Đây là một trong số khu vực được mở rộng đáng kể trong hai thập kỷ qua.

Thật thú vị khi lưu ý rằng có không dưới 20 sân bóng rổ gần doanh trại. Mặc dù môn thể thao này có nguồn gốc phương Tây, PLA đã tích phổ biến nó trong các doanh trại. Do đó, các căn cứ quân sự của Trung Quốc rất dễ nhận biết bởi sự hiện diện của các sân bóng rổ.

Hệ thống đường ray chạy dọc theo rìa phía đông của căn cứ. Có một tòa nhà tiếp tân lớn với mái hiên màu xanh. Ở Trung Quốc, cũng như ở nhiều nơi trên thế giới, xe lửa vẫn là một phương tiện quan trọng để di chuyển các khí tài quân sự cho mục đích tập trận và hoạt động.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.