Đề xuất bỏ nhiều chứng chỉ nghề nghiệp: Giáo viên sắp được 'giải phóng'?

0:00 / 0:00
0:00
Giáo viên sẽ được giảm tải các loại chứng chỉ chức danh nghề nghiệp. Ảnh: Diệp An
Giáo viên sẽ được giảm tải các loại chứng chỉ chức danh nghề nghiệp. Ảnh: Diệp An
TP - Bộ Nội vụ vừa có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát chứng chỉ bồi dưỡng đối với công chức, viên chức, đề xuất giảm 17 chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức và 87 chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức. Có 13 chứng chỉ thuộc ngành giáo dục.

Hiện tại quy định có 20 loại chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp liên quan giáo viên. Theo đề xuất của Bộ Nội vụ, ngành giáo dục chỉ giữ lại 7 loại chứng chỉ.

Ông Đặng Văn Bình, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục - Bộ GD&ĐT, khẳng định, nếu Thủ tướng Chính phủ đồng ý, Bộ sẽ sớm triển khai việc sửa đổi các các quy định tại chùm thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên, giảng viên; các quy định về thi, xét thăng hạng và chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.

Năm 2020, Bộ GD&ĐT đã bỏ quy định về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên, giảng viên.

“Cần phải nhấn mạnh, với đề xuất hiện nay của Bộ Nội vụ trong báo cáo Thủ tướng Chính phủ, không phải sẽ bỏ hết quy định về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên, giảng viên mà là điều chỉnh giảm số lượng chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên, giảng viên”, ông Bình nói. Ông cho biết, năm 2020, Bộ GD&ĐT trong thẩm quyền của mình và trong quy định của pháp luật cho phép đã bỏ quy định về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên, giảng viên.

Sẽ bàn chính sách tuyển dụng công chức, viên chức ngành giáo dục

Theo ông Bình, năm 2020, trong quá trình góp ý dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 101 của Chính phủ và xây dựng các thông tư thay thế các thông tư liên tịch số 20, 21, 22, 23 của Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập, Bộ GD&ĐT từng 2 lần ký văn bản gửi Bộ Nội vụ.

Trong đó, đề nghị Bộ Nội vụ tham mưu với Chính phủ sửa đổi Nghị định số 101 theo hướng đối với viên chức ngành giáo dục, chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp được thay thế bằng các chứng chỉ bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu phát triển nghề nghiệp do Bộ GD&ĐT quy định. Trong trường hợp không thể thay thế tất cả, chỉ yêu cầu có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với viên chức có nhu cầu thăng hạng chức danh nghề nghiệp. Bộ GD&ĐT cũng đề nghị không quy định giáo viên phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp trong tiêu chuẩn về đào tạo, bồi dưỡng, mà quy định giáo viên phải có chứng chỉ bồi dưỡng thường xuyên của các năm giữ hạng.

Theo ông Bình, năm 2020, các ý kiến đề xuất của Bộ GD&ĐT đã được Bộ Nội vụ xem xét, nghiên cứu. Tuy nhiên, do các quy định của Luật Viên chức và Nghị định 101 nên chưa thể có điều chỉnh riêng với viên chức ngành giáo dục. Ông Bình nói rằng, dự kiến thời gian tới, lãnh đạo Bộ GD&ĐT sẽ có cuộc làm việc trực tiếp với Bộ Nội vụ về một số vấn đề liên quan chính sách tuyển dụng, sử dụng, quản lý công chức, viên chức ngành giáo dục, trong đó sẽ trao đổi cụ thể hơn về các nội dung đề xuất của Bộ Nội vụ.

MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.