Đề án hạn chế xe cá nhân tại Hà Nội: Thu phí ô tô vào nội đô

TP - HĐND thành phố Hà Nội vừa ban hành dự thảo Nghị quyết về Đề án hạn chế xe cá nhân để trình kỳ họp HĐND thông qua vào đầu tháng 7 tới. Theo đề án, trước khi cấm xe máy, Hà Nội sẽ tiến hành thu hồi, tiêu hủy xe cũ nát và triển khai thu phí ô tô vào nội đô.

Với lộ trình từ 2017 đến 2018, Hà Nội sẽ tập trung rà soát, thống kê và có cơ chế hỗ trợ chuyển đổi phương tiện, việc làm khi thực hiện dừng hoạt động đối với xe ba bánh chở hàng, xe xích lô. Thành phố rà soát, bổ sung, đề xuất danh mục các tuyến phố để cấm trông giữ phương tiện phù hợp với thực tế, nghiên cứu khu vực cấm taxi giờ cao điểm. Với ô tô, cấm hoạt động theo giờ, theo ngày trên một số tuyến phố. Rà soát, mở rộng danh mục các tuyến phố cấm dừng, cấm đỗ đối với ô tô, thí điểm cấm đỗ theo ngày chẵn, lẻ.

Giai đoạn từ 2017 đến 2020, thành phố điều tra, rà soát thống kê số lượng xe máy đã qua sử dụng theo năm sản xuất, nếu không còn đảm bảo chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường sẽ đề xuất tiêu hủy. Đối với ô tô, không áp dụng biện pháp hành chính để hạn chế về số lượng phát triển, mà sẽ hạn chế việc lưu thông qua việc tính phí vào khu vực trung tâm; riêng đối với ô tô dưới 9 chỗ ngồi sẽ lập quy hoạch vận tải hành khách bằng taxi đến năm 2030. Ban hành quy định ô tô phải mở tài khoản điện tử và lắp thiết bị phụ trợ để phục vụ công tác quản lý, thu phí tự động trên địa bàn thành phố.

Cấm xe máy từ năm 2025

Từ năm 2020 trở đi, thành phố tập trung mở rộng phát triển phương tiện xe buýt với các sức chứa khác nhau (xe buýt sức chứa nhỏ, xe buýt 2 tầng…) phù hợp với hạ tầng từng khu vực. Đối với ô tô đến 9 chỗ ngồi, đề xuất quy định niên hạn sử dụng; đối với xe đạp điện, xe máy điện quản lý tương tự như xe máy. Đối với xe máy, phân vùng hạn chế hoạt động phù hợp với hạ tầng và năng lực phục vụ của hệ thống VTHKCC. “Từ năm 2025 thực hiện dừng hoạt động xe máy theo giờ, theo ngày tại một số tuyến trục chính, một số quận nội thành; đến năm 2030 dừng hoạt động trên tất cả địa bàn các quận”, đề án nêu rõ.

Ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho rằng, so với đề án được Sở GTVT đưa ra lấy ý kiến trước đây, trong đó đặt ra mục tiêu đến năm 2025 sẽ chọn phương tiện xe máy ngoại tỉnh để cấm, đến năm 2030 cấm đến xe máy ở các quận, huyện Hà Nội có những điểm chưa ổn. Đề án lần này, lộ trình đầu tiên là loại bỏ xe máy cũ nát, không đảm bảo kỹ thuật để lưu hành trên đường; đến năm 2025 bắt đầu cấm xe máy theo giờ, theo ngày trên một số tuyến phố chính, một số quận trung tâm; đến năm 2030 thì cấm tiếp các quận còn lại. Như vậy vừa đảm bảo yếu tố hợp lý, vừa đảm bảo công bằng cho các loại phương tiện cùng lưu thông trên đường.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.