Đánh bóng chuyền bằng bàn nhựa, ván gỗ ở Sài Gòn

Nhiều thanh niên chơi thể thao trên sân Cầu Tre, đường Lương Thế Vinh (quận Tân Phú, TP HCM) đánh bóng chuyền với phong cách độc đáo: một chạm bằng ván gỗ, bàn nhựa.
Đánh bóng chuyền bằng bàn nhựa, ván gỗ ở Sài Gòn ảnh 1

Sân bóng Cầu Tre được hình thành cách đây khoảng 15 năm. Ban đầu nơi đây là một khu đất bỏ hoang ven đường Lương Thế Vinh, quận Tân Phú. Người dân quanh vùng thường sử dụng bãi đất này để chơi thể thao.

Đánh bóng chuyền bằng bàn nhựa, ván gỗ ở Sài Gòn ảnh 2

Thời gian gần đây, sân bóng thường xuất hiện một nhóm thanh niên chơi bóng chuyền dùng bàn nhựa hoặc tấm ván để đánh.

Đánh bóng chuyền bằng bàn nhựa, ván gỗ ở Sài Gòn ảnh 3

Ông Nguyễn Quốc Bảo (54 tuổi), trước đây tham gia đá cầu, sau này thấy bóng chuyền đánh bằng ván hợp với mình nên đã chuyển hẳn sang chơi.

Đánh bóng chuyền bằng bàn nhựa, ván gỗ ở Sài Gòn ảnh 4

Các "vận động viên" cho biết, bàn nhựa có diện tích bề mặt lớn, dễ tiếp xúc với bóng nhưng lại cồng kềnh khó di chuyển. "Phải là người có thể lực mới sử dụng được đồ vật này một cách thuần thục", anh Bảo nói.

Đánh bóng chuyền bằng bàn nhựa, ván gỗ ở Sài Gòn ảnh 5

Luật chơi cũng giống như luật bóng chuyền thông thường. Chỉ khác ở chỗ, người chơi chỉ được một chạm qua sân, không đệm chuyền 3 chạm như trong thi đấu bóng chuyền thông thường. 

Đánh bóng chuyền bằng bàn nhựa, ván gỗ ở Sài Gòn ảnh 6

Đối với ván gỗ, ưu điểm là tốc độ đánh bóng đi nhanh nhưng diện tích tiếp xúc giữa bóng với mặt ván hẹp làm người chơi khó xử lý hơn.

Đánh bóng chuyền bằng bàn nhựa, ván gỗ ở Sài Gòn ảnh 7

Trong trận bóng, tuỳ trình độ người chơi mà có thể chấp đối phương. Một người sử dụng bàn nhựa, người kia dùng tay để chơi bóng bình thường nhưng chỉ được đệm bóng bằng hai tay qua sân.

Đánh bóng chuyền bằng bàn nhựa, ván gỗ ở Sài Gòn ảnh 8

Các anh cho biết, tốc độ của những quả bóng đánh bằng ván, bàn đi nhanh hơn tay. Khó bắt nhất là ở những pha bỏ nhỏ sát mép lưới vì không thể bắt bước một qua lưới với quỹ đạo bóng đi thẳng.

Đánh bóng chuyền bằng bàn nhựa, ván gỗ ở Sài Gòn ảnh 9

"Vận động viên" Nguyễn Văn Khanh (37 tuổi) cho biết, nhà anh ở chợ Tân Định, quận 1. Mỗi ngày anh xách xe chạy đến sân Cầu Tre, quận Tân Phú (khoảng 10 km) để tham gia thể thao cùng bạn bè.

Đánh bóng chuyền bằng bàn nhựa, ván gỗ ở Sài Gòn ảnh 10

Môn bóng chuyền bằng bàn nhựa, ván gỗ không lạ với nhiều địa phương, xuất hiện nhiều ở các tỉnh miền Tây. Có nơi chơi bằng ghế nhựa, két bia hoặc chỉ sử dụng đầu và chân để đưa bóng qua lưới. 

Đánh bóng chuyền bằng bàn nhựa, ván gỗ ở Sài Gòn ảnh 11

Anh Nguyễn Văn Khanh cho biết, đây là sân chơi để anh em gặp gỡ, giao lưu sau một ngày làm việc mệt mỏi. Mọi người thi đấu xong, sau đó rủ nhau đi uống nước.

Đánh bóng chuyền bằng bàn nhựa, ván gỗ ở Sài Gòn ảnh 12

Sân bóng Cầu Tre cũng là nơi thường xuyên diễn ra các trận cầu “nảy lửa” giữa thanh niên ở địa phương và các “cao thủ” bóng chuyền từ khắp nơi.

Đánh bóng chuyền bằng bàn nhựa, ván gỗ ở Sài Gòn ảnh 13

Khán giả cũng là những người chơi, hò hét cổ vũ cho bạn bè, đồng đội.

Đánh bóng chuyền bằng bàn nhựa, ván gỗ ở Sài Gòn ảnh 14

Thời gian chơi bóng của các anh thường diễn ra từ 16h đến 21h. Sau khi thi đấu, đội thua thường mời đội thắng uống nước.

Theo Theo Zing
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.