Có 25 kết quả :

Đội mưa làm lễ cầu an ở chùa Phúc Khánh

Đội mưa làm lễ cầu an ở chùa Phúc Khánh

TPO - Tối 14 tháng Giêng (ngày 23/2) hàng trăm người dân đổ về chùa Phúc Khánh (tổ đình Phúc Khánh, Đống Đa, Hà Nội) để tham dự lễ cầu an hay trước đây gọi là lễ dâng sao giải hạn. Thời tiết Hà Nội chìm trong mưa mù không ảnh hưởng đến số lượng người đổ về chùa Phúc Khánh.
Trẩy hội đầu năm: Nặng cầu cúng, nhạt du xuân

Trẩy hội đầu năm: Nặng cầu cúng, nhạt du xuân

TP - Không chỉ có chen lấn xô đẩy, lễ hội dần biến đổi vì người dân đặt nặng sự cầu xin hơn chiêm bái, vãng cảnh. Những lễ giải hạn, dâng sao, lễ cầu an trị giá cả trăm triệu đồng không hiếm. Các chuyên gia văn hóa nhận định, quá nặng cầu cúng, xin lộc, lễ hội sẽ mất đi ý nghĩa vốn có.
Giải hạn cho chùa

Giải hạn cho chùa

TP - Một dạo tôi mải miết đi tìm xem ngôi chùa nào “nghèo nhất Việt Nam”, nhưng thực tình tìm chưa ra. Có thể do chưa đủ “duyên”? Để được gặp lại cảnh trí thuở ấu thơ từng bắt gặp nơi chùa làng mái tranh vách đất, nơi các ông sư bà vãi cần mẫn cấy cày trên những mảnh ruộng tam bảo làm ra hạt gạo tự nuôi sống mình.
Trước khi bị bắt, cô đồng Trương Thị Hương thường nhận làm lễ di cung hoán số với số tiền lớnẢnh: P.V

Nở rộ trục lợi tín ngưỡng, tôn giáo

TP - Nhiều vụ việc trục lợi tín ngưỡng, tôn giáo diễn ra với hình thức ngày càng tinh vi, kín đáo và khó phát hiện. Để ngăn ngừa những biến tướng này, bên cạnh việc xử phạt quyết liệt, các tổ chức tôn giáo cần thông tin mạnh mẽ hơn đến người dân về những hành vi trái tôn giáo, tín ngưỡng.
Chùa Phúc Khánh thực hiện đại lễ cầu an trực tuyến vào tối 14 tháng Giêng. Ảnh: Kỳ Sơn

Bỏ dâng sao, khuyến khích cầu an trực tuyến

TP - Giáo hội Phật giáo Việt Nam sớm hướng dẫn các chùa, cơ sở tự viện tổ chức lễ cầu an trực tuyến, tránh mê tín dị đoan. Các đại lễ dâng sao giải hạn dần chuyển dịch sang cầu an trực tuyến để thích ứng sau hơn hai năm dịch bùng phát.
Cảnh tượng không ngờ tại lễ cầu an chùa Phúc Khánh

Cảnh tượng không ngờ tại lễ cầu an chùa Phúc Khánh

TPO - Khác hoàn toàn với hình ảnh nghìn người dân Thủ đô tràn xuống lòng đường, vái vọng từ xa trong ngày lễ cầu an, dâng sao giải hạn, chùa Phúc Khánh năm nay không còn đông đúc, người hành lễ ngồi thoải mái, cầu nguyện tại sân chùa Phúc Khánh (Đống Đa, Hà Nội) với chiếc khẩu trang trong những ngày đầu năm mới 2020.
Theo nhiều ý kiến, cần giám sát số tiền thu được từ việc dâng sao giải hạn. Ảnh: Hồng Vĩnh

Nên có quy chế giám sát tiền nhà chùa thu được

TP - Câu chuyện xếp hàng lũ lượt dâng sao giải hạn tại chùa Phúc Khánh (Hà Nội) và không được phép thiếu một đồng khi đóng tiền cho “dịch vụ” này đã và đang đặt ra vấn đề có hay không việc “mua bán” tâm linh. Theo các chuyên gia, có một thực tế đáng buồn hiện nay là ngày càng có nhiều người dân mê muội, tốn tiền cho lễ chùa, dâng sao, giải hạn. Trong khi đó, số tiền thu được trong hoạt động này nằm ngoài tầm quyền soát của cơ quan nhà nước.
Dâng sao giải hạn, vía Thần Tài: Trào lưu khó 'xẹp'?

Dâng sao giải hạn, vía Thần Tài: Trào lưu khó 'xẹp'?

TP - Không ít người tu hành đã khẳng định: Ngày vía Thần Tài hay dâng  sao giải hạn không xuất phát từ đạo Phật. Dâng sao giải hạn không giải được hạn, ngày vía Thần Tài chỉ “béo” người kinh doanh vàng…. Song những năm gần đây, niềm tin vào sức mạnh hư ảo vẫn bùng phát mạnh mẽ, không có dấu hiệu nào cho thấy sự thoái trào.
Hàng chục nghìn người tràn ra lòng đường Tây Sơn trong lễ dâng sao giải hạn của chùa Phúc Khánh Ảnh: A.T

Hội chứng dâng sao giải hạn, vía Thần Tài và yêu ngày 14-2

TP - 14/2 năm nay trùng ngày lễ tình yêu Valentine và ngày Thần Tài, cộng với kỳ dâng sao giải hạn trước đó, những thứ “khủng” mà các sự kiện này tạo ra đã khiến nhiều nhà nghiên cứu phản ứng gay gắt. Họ gọi những hiện tượng đó là: Đám đông bị “dắt mũi” và sự mê tín quá đà!
Hàng nghìn người tràn ra vỉa hè, lòng đường cúng sao giải hạn ở chùa Phúc Khánh Ảnh: NHƯ Ý

Dâng sao giải hạn: Bao giờ ra khỏi cõi mê?

TP - Dòng người đội mưa, kê ghế ngồi lòng đường vái vọng vào Tổ đình Phúc Khánh (Hà Nội) trở thành hình ảnh quen thuộc mỗi mùa dâng sao giải hạn, dù nhiều bậc chân tu và các chuyên gia cảnh báo về sự cuồng tín này.
Hãy tha cho cá chép!

Hãy tha cho cá chép!

TP - Không biết từ khi nào người dân Hà Nội đã (buộc phải) quen với hình ảnh hàng ngàn người tràn kín lòng đường Tây Sơn mỗi khi mùa dâng sao giải hạn về. Và thế là diễn ra cảnh tréo ngoe, bạn có thể bị công an xử lý nếu bất cẩn khi tham gia giao thông trên đoạn đường gần đó, nhưng với người lấn chiếm lòng đường thì lại được công an cắt cử bảo vệ!
Biển người đi lễ cầu an đầu năm mới ở chùa Phúc Khánh, Hà Nội. Ảnh: Ngọc Tuấn

Dâng sao, hạn đâu có được giải

TP - Người dân ngang qua cầu vượt Ngã Tư Sở những ngày đầu năm luôn chứng kiến cảnh tắc nghẽn, do nghìn người tràn ra đường vây kín tổ đình Phúc Khánh dâng sao giải hạn. Dù các nhà nghiên cứu và chuyên gia lên tiếng về tục dâng sao giải hạn sai lầm hiện nay, nhưng sự cuồng tín của người dân không hề giảm.
Biển người cầu an ở chùa Phúc Khánh

Biển người cầu an ở chùa Phúc Khánh

Tối 4/3 (tức 14 tháng Giêng âm lịch), chùa Phúc Khánh (Ngã Tư Sở, Đống Đa, Hà Nội) tổ chức “Đại lễ cầu an cho mọi gia đình”. Dịp đầu năm, nhất là vào rằm tháng Giêng, hàng vạn lượt người đến chùa làm lễ cầu an, dâng sao giải hạn.