‘Công chúa tóc mây’ ngoài đời thực không cắt tóc suốt 23 năm

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Nhiều người nghĩ rằng tóc dài óng ả như suối chắc chỉ có trong cổ tích, nhưng Angelica Baranova ở làng Pokosnoye nước Nga là cô gái sở hữu mái tóc như vậy. Cô được gọi là “công chúa Rapunzel ngoài đời thực”.

Năm nay 28 tuổi, Angelica đã 23 năm không cắt tóc, chính xác từ khi 5 tuổi đến nay. Cô hiện làm nghề y tá.

Cô có mái tóc vàng dài óng ả dài quết đất, xõa đến gót chân, chạm sàn nhà và gây chú ý với những người lạ. Mọi người thường đến ngắm nhìn mái tóc của Angelica khi cô xuất hiện trên phố, hỏi thăm, trò chuyện và chạm vào để xem có phải tóc thật không, vì vậy thỉnh thoảng cô gái quàng khăn và búi tóc khi ra ngoài.

‘Công chúa tóc mây’ ngoài đời thực không cắt tóc suốt 23 năm ảnh 1

Angelica đã không cắt tóc suốt 23 năm

Mái tóc của Angelica rất dày và khỏe đẹp, khiến nhiều người ao ước. Cô gái thậm chí đã chiến thắng một cuộc thi về tóc và giành được phần thưởng một căn hộ ở Moscow. Từ đó, cô càng có động lực nuôi tóc dài hơn nữa.

Khi được hỏi về cách để có mái tóc dài đẹp như vậy, Angelica nói không có bí quyết gì đặc biệt, dù đôi khi cũng khó khăn khi đi lại, di chuyển. Cô gội đầu 2 lần/tuần, dùng thêm dầu dừa trong vài phút, rửa sạch và để tóc khô tự nhiên.

‘Công chúa tóc mây’ ngoài đời thực không cắt tóc suốt 23 năm ảnh 2

Cô được gọi là "công chúa tóc mây ngoài đời thực"

‘Công chúa tóc mây’ ngoài đời thực không cắt tóc suốt 23 năm ảnh 3
‘Công chúa tóc mây’ ngoài đời thực không cắt tóc suốt 23 năm ảnh 4
‘Công chúa tóc mây’ ngoài đời thực không cắt tóc suốt 23 năm ảnh 5
‘Công chúa tóc mây’ ngoài đời thực không cắt tóc suốt 23 năm ảnh 6
‘Công chúa tóc mây’ ngoài đời thực không cắt tóc suốt 23 năm ảnh 7
MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.