Cố tình chậm quyết toán để được thu phí BOT cao và dài

Theo ông Lê Quốc Đạt, phó Chánh Thanh tra Bộ KH&ĐT,có tình trạng nhà đầu tư chậm quyết toán công trình để thu phí BOT cao
Theo ông Lê Quốc Đạt, phó Chánh Thanh tra Bộ KH&ĐT,có tình trạng nhà đầu tư chậm quyết toán công trình để thu phí BOT cao
TPO - Tại Hội thảo về BOT giao thông sáng ngày 15/9, ông Lê Quốc Đạt, phó Chánh Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, hiện đang có tình trạng nhà đầu tư cố tình chậm quyết toán công trình để tận hưởng thời gian thu phí BOT dài hơn và mức phí cao hơn.

Theo ông Lê Quốc Đạt, đối với các dự án BOT thì thời gian thu phí và mức phí được tính toán dựa trên tổng mức đầu tư được phê duyệt tại bước lập dự án đầu tư. Tuy nhiên, tổng mức đầu tư là khái toán, thường có giá trị lớn hơn nhiều so với giá trị quyết toán vốn đầu tư dẫn đến thời gian thu phí quy định trong hợp đồng BOT thường dài hơn nhiều so với thực tế.

Vì lý do đó nên theo ông Đạt, nhà đầu tư rõ ràng không có nhiều động lực để thực hiện quyết toán vốn đầu tư dù theo quy định của pháp luật, nhà đầu tư thực hiện quyết vốn đầu tư xây dựng công trình trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày hoàn thành công trình dự án. Tuy nhiên, nhà đầu tư thường cố tình chậm quyết toán để tận hưởng thời gian thu phí dài hơn và mức phí cao hơn.

“Thực tế đối với các dự án BOT mà Thanh tra Bộ KH&ĐT đã thanh tra thời gian vừa qua cho thấy, nhiều dự án đã hoàn thành quá 6 tháng, thậm chí có dự án đã hoàn thành gần 5 năm nhưng vẫn chưa có dự án nào tiến hành quyết toán”, ông Đạt nói.

Từ thực tế trên, ông Đạt kiến nghị cần sửa đổi các quy định của pháp luật theo hướng bắt buộc nhà đầu tư phải hoàn thành xong công tác quyết toán tổng vốn đầu tư mới được thu phí. Khi đó, thời gian thu phí và mức thu phí tính theo tổng vốn đầu đầu tư được quyết toán và sẽ phản ánh chính xác hơn và hiệu quả đầu tư.

Một nội dung nữa cũng được ông Đạt phản ánh là xuất hiện tình trạng “lẩu thập cẩm công trình thu phí”. Đơn cử như việc nhà đầu tư sử dụng trạm thu phí cầu Bến Thuỷ I và trạm thu phí cầu Bến Thuỷ II để hoàn vốn cho các dự án: Dự án tuyến tránh TP. Vinh (Nghệ An), Dự án Nam Bến Thuỷ - tuyến tránh TP. Hà Tĩnh; Dự án nút giao QL46 và dự án Cầu Yên Xuân.

“Những người dân ở các huyện Nghi Xuân, Đức Thọ, Hương Sơn và thị xã Hồng Lĩnh của hà Tĩnh nếu chỉ đi qua cầu Bến Thuỷ 1 và 2 có thể không ngờ được rằng mình đang cõng phí cho vài dự án khác ở đâu đó bên tỉnh Nghệ An”, ông Đạt nói.

Ông Đạt kiến nghị cần bổ sung quy định pháp luật về việc trạm thu phí phải nằm trong phạm vi dự án để loại bỏ trường hợp công trình một nơi – thu phí một nơi. Từ đó đảm bảo sự công bằng tương đối khi khách hàng không phải trả phí cho những dịch vụ mà họ không sử dụng.

MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.