Chuyên gia Nga nói Omicron có thể biến COVID-19 thành bệnh đặc hữu

0:00 / 0:00
0:00
Chuyên gia Nga nói Omicron có thể biến COVID-19 thành bệnh đặc hữu
TPO - Anatoly Altshtein - chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Dịch tễ học và Vi sinh vật học Gamaleya (Nga) cho rằng biến thể Omicron có thể có độc tính thấp hơn nên ít gây tử vong hơn so với các biến thể trước đó.

Trả lời phỏng vấn trên tạp chí KP, ông Altshtein cho biết giới khoa học hiện chưa thể xác định Omicron có làm tăng nguy cơ lây nhiễm so với biến thể Delta hay không. Tuy nhiên, ngay cả khi Omicron lây lan nhanh hơn Delta thì cũng sẽ mất vài tháng để Omicron trở thành biến thể trội trên toàn cầu, chuyên gia Nga nhận định.

Nếu nhận định này được chứng minh là chính xác, thì tỷ lệ tử vong ở những ca nhiễm Omicron sẽ rất thấp. Từ đó, COVID-19 sẽ trở thành bệnh đặc hữu giống các bệnh theo mùa thông thường khác.

Đến thời điểm hiện tại, giới chuyên gia mới chỉ xác nhận điểm khác biệt lớn nhất của Omicron so với các biến thể khác là tăng nguy cơ tái nhiễm. Nghĩa là những người từng mắc COVID-19 có thể dễ dàng tái nhiễm Omicron. Biến thể này có số lượng đột biến cao chưa từng thấy, khoảng 30 đột biến ở riêng protein gai, có thể giúp virus dễ dàng bám vào tế bào cơ thể người.

Ông Altshtein cho rằng hiện chưa có lý do gì để khẳng định Omicron làm tăng tỷ lệ tử vong so với Delta. “Thậm chí, có nhiều lý do khiến tôi nghĩ rằng Omicron sẽ bớt nguy hiểm hơn. Chúng ta đều biết Omicron có nhiều đột biến hơn Delta. Con số này quá lớn, nghĩa là virus có bộ gien không ổn định. Theo quy luật tiến hoá, việc tập trung một số lượng lớn đột biến có thể khiến khả năng gây bệnh của virus bị suy yếu”, chuyên gia Nga phân tích.

Nếu nhận định này được chứng minh là chính xác, thì tỷ lệ tử vong ở những ca nhiễm Omicron sẽ rất thấp. Từ đó, COVID-19 sẽ trở thành bệnh đặc hữu giống các bệnh theo mùa thông thường khác.

Biến thể Omicron được phát hiện lần đầu tiên trong mẫu xét nghiệm thu thập ngày 11/11 ở Botswana. Ngày 24/11, thông tin về sự xuất hiện của Omicron được báo cáo lên Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Ngay sau đó, nhiều quốc gia đã thông báo hạn chế tiếp nhận các chuyến bay đến từ khu vực miền Nam châu Phi.

Để đối phó hiệu quả hơn với biến thể mới, nhiều hãng dược lớn như Pfizer, Moderna, Johnson&Johnson bắt đầu đẩy mạnh nghiên cứu sản xuất loại vắc xin đặc hiệu chống lại Omicron.

Tại Nga, Viện Gamaleya - đơn vị phát triển vắc xin Sputnik V và Sputnik Light - tự tin khẳng định các loại vắc xin hiện có vẫn hiệu quả đối với biến thể Omicron.

“Dù vậy theo quy trình, chúng tôi vẫn nghiên cứu vắc xin Sputnik V phiên bản cải tiến”, cơ quan này cho biết. Trong trường hợp cần thiết, vắc xin Sputnik V mới sẽ sẵn sàng đưa vào sản xuất hàng loạt sau 45 ngày. Hàng trăm triệu liều vắc xin Sputnik tăng cường chống lại Omicron có thể sẽ được cung cấp cho thị trường quốc tế vào ngày 20/2/2022, với tổng công suất cả năm 2022 dự kiến lên đến hơn 3 tỷ liều.

Theo RT
MỚI - NÓNG
Một nhân viên của Ukrainian Armor chuẩn bị đặt súng cối vào hộp tại khu nhà xưởng không được công khai vị trí. (Ảnh: Reuter)
Ngành vũ khí nội địa Ukraine kêu khó đủ đường
TPO - Hàng trăm doanh nghiệp sản xuất vũ khí và thiết bị quân sự đã mọc lên ở Ukraine kể từ khi cuộc xung đột với Nga nổ ra, nhưng nhiều doanh nghiệp trong số đó đang chật vật vì thiếu tiền và tất cả đều lo sợ sẽ trở thành mục tiêu của tên lửa Nga.