Chương trình hành động của Mạng lưới trí thức trẻ Việt Nam năm 2022

0:00 / 0:00
0:00
Các đại biểu trí thức trẻ trao đổi trong khuôn khổ hoạt động của Diễn đàn. Ảnh: Xuân Tùng
Các đại biểu trí thức trẻ trao đổi trong khuôn khổ hoạt động của Diễn đàn. Ảnh: Xuân Tùng
TPO - Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ IV năm 2021 đã chia sẻ chương trình hành động của các trí thức trẻ trong năm 2022 với 5 nội dung chính; cùng thông điệp không ngừng sáng tạo trong công cuộc chuyển đổi số.

Sau hai ngày làm việc, Diễn đàn trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ IV năm 2021 đã bế mạc.

Với các nội dung thảo luận “Nghiên cứu - sáng tạo”, “Ứng dụng - chuyển giao”, “Kết nối”, “Phát triển”, Diễn đàn đã có 32 tham luận, 36 ý kiến phát biểu, 19 đề xuất, khuyến nghị và 2 dự án đăng ký nhằm góp phần tham gia thực hiện hiệu quả Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia của Chính phủ.

Trong đó, có các tham luận “Từng bước hướng đến áp dụng liệu pháp y học chính xác cá thể hóa trong điều trị bệnh nhân ung thư máu nói riêng và các bệnh ung thư khác nói chung tại Việt Nam” của TS. Lê Bắc Việt (Temple University School of Medicine, Hoa Kỳ); “Hỗ trợ số hóa nền nông nghiệp hướng đến nông nghiệp thông minh” của TS. Chu Đức Hà (ĐH Công nghệ, ĐHQG Hà Nội); “Chuyển đổi số trong ngành công nghiệp bán lẻ ở Việt Nam” của TS. Trần Xuân Quỳnh (Trường Côte d’Azur, Pháp - ĐH Kinh tế, ĐH Đà Nẵng); “Hệ giá trị và trách nhiệm xã hội của thanh niên Việt Nam trong quá trình chuyển đổi số” của TS. Nguyễn Tuấn Anh (Viện Nghiên cứu Thanh niên, T.Ư Đoàn)…

Chương trình hành động của Mạng lưới trí thức trẻ Việt Nam năm 2022 ảnh 1

Anh Nguyễn Ngọc Lương phát biểu bế mạc Diễn đàn. Ảnh: Xuân Tùng

Anh Nguyễn Ngọc Lương - Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam đánh giá, các đại biểu đã thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, sự sáng tạo, hiệu quả trong nghiên cứu khoa học, thể hiện sự tâm huyết thông qua các ý kiến góp ý, các đề xuất, khuyến nghị cụ thể.

"Diễn đàn đã thực sự là nơi để các bạn trí thức trẻ có điều kiện tiếp cận, gặp gỡ, chia sẻ lẫn nhau, cùng nhau đưa ra các thuận lợi, khó khăn, thách thức và cùng nhau tìm kiếm các giải pháp để thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Diễn đàn đã góp phần mở rộng hơn nữa Mạng lưới Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu", anh Lương bày tỏ.

Không ngừng sáng tạo

PGS.TS. Trần Xuân Bách - Phó Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam, Tổng thư ký Mạng lưới Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu, cho biết chương trình hành động năm 2022 của Mạng lưới trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu có 5 nội dung chính.

Chương trình hành động của Mạng lưới trí thức trẻ Việt Nam năm 2022 ảnh 2
PGS. TS Trần Xuân Bách báo cáo tổng kết Diễn đàn lần thứ IV. Ảnh: Xuân Tùng

Cụ thể, Mạng lưới tiếp tục củng cố và phát triển mạng lưới trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu theo hướng liên vùng, liên ngành; nâng cao năng lực trong phát triển các dự án khoa học công nghệ, tập trung năng lực quản lý và lãnh đạo; gắn kết các trí thức trẻ với cơ sở nghiên cứu đào tạo; kết nối các đối tác; chuyển giao tri thức.

"Ý tưởng rất dồi dào, nhưng làm thế nào trong điều kiện chuyển đổi số phải nhanh chóng chuyển ý tưởng trở thành sản phẩm. Tốc độ chuyển đổi số đòi hỏi chúng ta phải thay đổi tư duy trong việc vận hành hệ thống nghiên cứu truyền thống", anh Bách nói.

Chương trình hành động của Mạng lưới trí thức trẻ Việt Nam năm 2022 ảnh 3

Năm nội dung chính trong chương trình hành động của Mạng lưới trí thức trẻ Việt Nam năm 2022. Ảnh: Xuân Tùng

Tổng thư ký Mạng lưới Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu Trần Xuân Bách đã chia sẻ thông điệp của Diễn đàn: "Trong công cuộc chuyển đổi số đòi hỏi chúng ta phải không ngừng sáng tạo. Tôi mong muốn thông điệp của chúng ta trong phiên thảo luận này là Hãy cùng đoàn kết, nuôi dưỡng tình cảm của mình, chia sẻ khát vọng đóng góp cho sự phát triển thịnh vượng Việt Nam năm 2045".

Dịp này, T.Ư Đoàn đã trao tặng Bằng khen đối với 11 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác tổ chức Diễn đàn trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ IV năm 2021.

Chương trình hành động của Mạng lưới trí thức trẻ Việt Nam năm 2022 ảnh 4

Anh Nguyễn Ngọc Lương (thứ 4 từ phải sang) trao Bằng khen T.Ư Đoàn cho các cá nhân tiêu biểu. Ảnh: Lâm Đăng Hải

Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ IV, năm 2021 do T.Ư Đoàn tổ chức với sự phối hợp, hỗ trợ của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ và các đơn vị liên quan. Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần IV, năm 2021 sự đồng hành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam (Vietinbank)

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.