Chiếc mũ bay đắt ngang siêu xe của phi công F-35

Chiếc mũ đắt tiền của phi công tiêm kích F-35
Chiếc mũ đắt tiền của phi công tiêm kích F-35
TPO - Tiêm kích Joint Strike Fighter F-35 của hãng Lockheed Martin là một thảm họa tài chính đối với Mỹ, khiến người nộp thuế phải trả 1,5 nghìn tỷ đô la Mỹ, và còn nhiều hơn thế.

Theo The National Interest, trước khi bật công tắc, phi công phải đội lên chiếc mũ bảo hiểm có giá lên tới 400.000 đô la - giá trung bình của một chiếc siêu xe.

Tất nhiên, các kỹ sư và quan chức của Không quân Mỹ nói rằng nó đáng giá từng xu. Và vâng, nó cực ngầu, theo đầu óc của những người mê loạt phim Star Wars.

“Mũ bảo hiểm không chỉ là mũ bảo hiểm, mũ bảo hiểm là không gian làm việc”, tham mưu trưởng Không quân Mỹ Mark A. Welsh III nói trong một cuộc họp báo năm 2015.

“Đó là công cụ diễn giải không gian chiến đấu. Đó là nhận thức tình huống. Gọi thứ này là mũ bảo hiểm thực sự là… Chúng tôi phải nghĩ ra một từ mới”.

Liệu từ, hay cụm từ đó có phải là “lãng phí”, ý là tiền của người nộp thuế? Lockheed Martin giải thích, hệ thống hiển thị gắn trên mũ bay của phi công F-35, cung cấp cho phi công khả năng nhận thức tình huống chưa từng có. Tất cả các phi công cần thông tin để hoàn thành nhiệm vụ, tốc độ, tình hình phía trước, độ cao, thông tin mục tiêu và cảnh báo - được trình chiếu trên tấm che mũ bảo hiểm, thay vì trên màn hình hiển thị truyền thống (HUD).

Điều này có nghĩa là - như công ty tuyên bố - có thể giảm khối lượng công việc, tăng khả năng phản ứng.

Để làm cho chiếc mũ bay hoạt động như thiết kế, hãy kết nối nó với tiêm kích F-35 Lightning II trị giá 100 triệu USD.

Ở đây, không có Bluetooth hoặc Wi-Fi; một bó dây Kevlar cung cấp các tùy chọn đầu vào/đầu ra cho hệ thống thông tin liên lạc trên máy bay và máy tính, theo Wired.com.

“Khi gắn vào máy bay, chiếc mũ bay mang lại cho phi công khả năng kết hợp hình ảnh của Superman và Iron Man, nếu họ đang lái máy bay vô hình Wonder Woman”, tờ tạp chí nói với giọng khôi hài.

Hệ thống khẩu độ phân tán (DAS) của máy bay truyền hình ảnh thời gian thực từ sáu camera hồng ngoại gắn quanh máy bay đến mũ bảo hiểm, theo The National Interest.

Điều này về cơ bản cho phép phi công có thể nhìn xuyên qua khung máy bay, có thể nhìn ban đêm thông qua việc sử dụng máy ảnh tích hợp.

Ngoài màn hình công nghệ cao, vỏ của mũ bảo hiểm được làm từ “bong bóng sợi carbon”, giúp giảm trọng lượng rất nhiều và giúp cung cấp độ cứng, giúp nó mạnh hơn 50 lần so với thép carbon - nhưng chỉ nặng 2,17kg .

Mỗi mũ bay, được gia cố bằng vật liệu Kevlar, có thể tùy chỉnh với kích cỡ đầu của phi công. Điều này liên quan đến việc quét 3D đầu phi công, cho phép cắt chính xác lớp lót bọt bằng laser.

Theo Wired.com, nếu phi công nhìn thấy thứ gì đó có thể tấn công bằng tên lửa, hoặc chỉ muốn nhìn gần hơn, tất cả việc anh ta phải làm là nhìn vào nó để khóa mục tiêu, sau đó bật công tắc để phóng to, hoặc nhấn nút tên lửa.

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.