Cha mẹ thay đổi: Bi kịch khi trẻ em ‘bị’ yêu không đúng cách?

Hình ảnh trong tập phim "Âm thanh của những bản nhạc buồn", 1 trong 5 tập phim "Cha mẹ thay đổi" do VTV7 sản xuất
Hình ảnh trong tập phim "Âm thanh của những bản nhạc buồn", 1 trong 5 tập phim "Cha mẹ thay đổi" do VTV7 sản xuất
TPO - 5 tập phim "Cha mẹ thay đổi" do VTV7 sản xuất phản ánh chân thực về mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái, đồng thời gửi gắm thông điệp ý nghĩa về hạnh phúc gia đình. Ban đầu khi tiếp túc với các bạn nhỏ trong gia đình nhân vật, ekip cảm thấy rất thương các em nhỏ. Thương không phải vì các em không được cha mẹ yêu thương mà bởi vì đang "bị" yêu thương không đúng cách.

Tập đầu tiên mang tên Âm thanh của những bản nhạc buồn là câu chuyện của gia đình chị Trang (40 tuổi) - mẹ của ba người con, trong đó có Nhím 21 tuổi và Cún 11 tuổi. Bố Tân 48 tuổi là một giảng viên âm nhạc.

Là một trong tám thành viên của chương trình "Cha mẹ thay đổi", chị Trang lý giải lý do tham gia chương trình là vì con gái 11 tuổi: "Cún bảo rằng tôi phải tham gia chương trình này ngay, mẹ phải thay đổi. Chứ mẹ cứ như  thế này thì không được.

Con còn bảo tôi là người hay cầu toàn và khó tính. Trong khi tôi lại thấy mình rất dễ tính".

Những hình ảnh đầu tiên đã bộc lộ những mâu thuẫn khá nặng nề giữa ba mẹ con. Cún vừa đánh đàn piano vừa khóc nức nở.

Còn cô con gái 21 tuổi đi dạy đàn trong sự cấm cản của mẹ. Mẹ Trang thì cau có nói rằng: Người thì ốm, nhà thì đang bừa bộn thế mà vẫn còn đi dạy là thế nào. Thôi không đi dạy nữa, cho  nghỉ. Không có đi dạy gì cả, nghỉ luôn.

Rồi với cô con gái lớn, chị nạt nộ: "Đánh đàn chứ có làm gì đâu mà khóc", Không học đàn thì thôi, sao cứ học đàn thì khóc nóc là làm sao? Con định học hay không học? Mẹ bảo con đánh từng nốt một, chậm thôi, đánh tử tế vào,…

Nhím cho rằng, em và mẹ em một thời gian lâu không hiểu nhau nên nói chuyện lâu là không nói được. Thỉnh thoảng lắm nói chuyện với nhau, mỗi ngày chỉ 1-2 câu là đủ.

Nhiều năm mẹ con không nói chuyện được nên trái tim Nhím đã đóng băng. “Ngày xưa con cảm thấy không thích sau em cảm thấy tốt nhất là không nói gì”- Nhím chia sẻ.

Lí giải về những lời nói của mình, chị Trang cho rằng: con nói cũng chẳng chịu nghe, chúng làm theo ý chúng, làm cho mình bị căng thẳng. Nhưng rõ ràng ý mình là tốt mà? Đỉnh điểm, có những lúc không kiềm chế được, chị đã đánh con, cảm giác không thể chịu nổi.

Còn ông bố cũng là giảng viên âm nhạc cho rằng, nhiều lúc chị không cần phải căng thẳng thế với con. Tuy nhiên, bản thân anh nhiều lúc anh không đủ lí lẽ để thuyết phục vợ mình.

Cha mẹ có dám nhận sai lầm?

Chị Trang chia sẻ:  vì mẹ đã kì vọng vào con nhiều quá nên con làm gì mẹ cũng không ưng ý. Cho nên suốt cả tuổi thơ của con mẹ nghĩ lại mẹ thấy rất có lỗi và con nên hiểu trong thâm tâm mẹ làm không phải vì ghét gì con cả mà chẳng qua muốn tốt cho con thôi.

Thậm chí, Cún- cô gái nhỏ của chị Trang đã từng có ý nghĩ,  ngau sau hôm chị gặp các chuyên gia tâm lý về, hai mẹ con chị đã nói chuyện với nhau rồi. Con đã nói năm lớp 4 con đã từng có ý định trả thù cả dòng họ. Con sẽ làm gì đó để cả dòng họ phải bẽ mặt.

Chị cho rằng, cô con gái nhỏ nói với chị: đáng ra con định không nói, con định khi mẹ già rồi mới nói. Con muốn nói cho mẹ biết để mẹ thay đổi, để mẹ còn cứu con, cứu gia đình thậm chí cứu thế giới.  

“Thế mẹ mới thấy trách nhiệm của mình quá nặng nề. Tôi cũng đang cố gắng từng ngày một để xem cố gắng thay đổi rồi thì bao lâu thì cuộc sống của con mình mới bình yên trở lại”- Chị Trang chia sẻ.

Trước  tình huống của gia đình chị Trang, PGS Trần Lệ Thu- Trưởng Bộ môn Tâm lý ứng dụng, ĐH Sư Phạm Hà Nội cho rằng, trong khoảng khắc mình nhận ra đó thì mình bắt đầu hành động, người mẹ sẽ làm để hàn gắn.

Còn Giáo sư Chek Po- Đại học Korea- Hàn Quốc, Ủy viên hội đồng Cố vấn Chính sách, Bộ Giáo dục Hàn Quốc cho rằng, trước đây chúng ta chỉ đưa ra các yêu cầu con là làm cái này, cái kia. Đó không phải là trò chuyện. Điều quan trọng để tạo nên một cuộc trò chuyện tốt đó là bạn phải biết lắng nghe và cảm thông với người khác.

“Mẹ không lắng con nói gì cả mẹ đã nói vào rồi thì làm sao mẹ có thể hiểu được.  Người mẹ nói “hóa ra con lại nghĩ thế”- chuyên gia cho rằng cô ấy vẫn đang tập trung vào suy nghĩ hơn là cảm xúc và sự quan trọng của cảm xúc chưa thực sự thấm vào cô ấy”- GS Chek Po nói.

Theo GS Chek Po, cô bé nói về cảm xúc. Cô bé nói mẹ hãy lắng nghe con và cảm nhận những điều con cảm nhận. Nhưng người mẹ thì vẫn nghĩ đến những điều con nghĩ. Có sự không kết nối ở đây. Trẻ con biết là chúng cần gì và muốn gì từ cha mẹ mình. Những đứa trẻ muốn cha mẹ cảm nhận được những điều chúng đang cảm nhận.

GS Chek Po, với trường hợp người mẹ này cô ấy đã bày tỏ điều đó với mọi người trong gia đình. Cô ấy thừa nhận những sai lầm mà mình mắc phải. Cô ấy hứa thay đổi. Cần lòng can đảm và sự chân thành để làm được điều đó. Điều ấy không dễ dàng nhưng cô ấy làm được. Tôi cảm thấy rằng trong tương lai nếu cô ấy tiếp tục nỗ lực, cô ấy sẽ tạo dựng được hạnh phúc cho gia đình mình.

Sau khi nhận sự phản ứng gay gắt từ các con, chị Trang nhận ra mình phải bình tĩnh mọi việc. Sự nóng giận của chị dẫn các con hay cáu gắt. Chị xin lỗi các con, hứa sẽ kiềm chế, không đánh các con nữa. 

Chị Trang cho rằng, mọi cái chị làm là mong chỉ muốn các con vững vàng trong cuộc sống nhưng chị đưa ra vì bất cứ lí do gì đều bị các con “phản pháo”.

Sau các buổi trải nghiệm thì chị nhận ra là để ý đến cảm xúc của con hơn và có sự trải nghiệm các hoạt động với con, sẽ đồng hành với con để cảm giác được an toàn khi ở với mẹ.

Kết thúc tập phim là hình ảnh của chị Trang ôm con gái lớn vào lòng: “Nếu trước đây mình không thể ôm con vào lòng vì trước đây không có sự gần gũi ấy nhưng sau buổi hôm nay mình nghĩ mình làm được điều ấy và có thể ôm được con mình. Mình ôm con mình để con cảm thấy ấm áp hơn, cảm thấy được che chở và yên tâm hơn. Để sau này nếu con có vấp ngã gì thì người đầu tiên con muốn chia sẻ là mẹ”- chị Trang chia sẻ nhật ký của mình.

Cũng theo chị Trang, chị thấy con mình có bao nhiêu vết thương, không biết bao giờ các vết thương ấy mới được chữa lành. Nhưng chị nói, chị sẽ cố gắng làm được.

Giáo sư Chek Po cho rằng, nếu chúng ta là người thông thái, chúng ta sẽ muốn khôi phục lại vòng tuần hoàn hạnh phúc. Cách tốt nhất và cách duy nhất là tạo dựng sự kết nối và hỗ trợ cảm xúc thật tốt giữa mọi người với nhau. Cuộc sống thành công và hạnh phúc thực sự  được tạo bởi mối quan hệ giữa con người và con người.

MỚI - NÓNG