Cán bộ nào sẽ phải miễn nhiệm, từ chức theo Dự thảo sửa đổi Quy định 260?

0:00 / 0:00
0:00
Đồng chí Trương Thị Mai. Ảnh: TTXVN
Đồng chí Trương Thị Mai. Ảnh: TTXVN
Ban Tổ chức Trung ương đang xây dựng Dự thảo sửa đổi Quy định 260 về miễn nhiệm, từ chức, trình Bộ Chính trị xem xét.

Đây là thông tin được đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương cho biết.

Phát biểu tại hội nghị tập huấn báo chí về xây dựng Đảng ngày 3-11, đồng chí Trương Thị Mai nhấn mạnh, xây dựng Đảng không chỉ gồm xây dựng mà còn kiểm tra, cải cách hành chính trong Đảng; tuyên giáo; bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; công tác nội chính; dân vận... Xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng là một trong những nội dung quan trọng của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII.

Ban Tổ chức Trung ương đã thành lập Tổ Biên tập dự thảo sửa đổi, bổ sung Quy định 260 của Bộ Chính trị. Tổ biên tập xây dựng đề cương, biểu mẫu, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện của các cấp ủy, tổ chức Đảng trực thuộc Trung ương; nghiên cứu khảo sát tại ở một số cấp ủy, tổ chức Đảng; xây dựng các dự thảo, lấy ý kiến góp ý bằng văn bản và tổ chức nhiều hội nghị lấy ý kiến trực tiếp...

Theo đó, Ban Tổ chức Trung ương đã sửa đổi Quy định 260 của Bộ Chính trị về thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, từ chức của cán bộ. Cán bộ bị xử lý kỷ luật, chưa đến mức cách chức nhưng không còn đủ uy tín để tiếp tục làm lãnh đạo thì sẽ xem xét miễn nhiệm, tức là cho thôi việc khi có vấn đề.

Cán bộ khi tự thấy năng lực có vấn đề nhưng chưa hết thời kỳ bổ nhiệm, chưa hết tuổi công tác, thì có thể từ chức. Đảng sẽ tạo điều kiện cho cán bộ từ chức để đảm bảo linh hoạt hơn trong quá trình giải quyết đối với cán bộ.

Theo Quy định 260 của Bộ Chính trị có hiệu lực từ ngày 2-10-2009 thì căn cứ xem xét miễn nhiệm cán bộ là bị kỷ luật do vi phạm pháp luật (bị cảnh cáo hoặc khiển trách mà yêu cầu nhiệm vụ công tác cần thay thế; bị cơ quan có thẩm quyền kết luận bằng văn bản về vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức cách chức hoặc bãi nhiệm).

Cán bộ không đủ năng lực, uy tín để làm việc (trong 2 năm liên tiếp của nhiệm kỳ giữ chức vụ không hoàn thành nhiệm vụ được giao; trong một nhiệm kỳ hoặc hai nhiệm kỳ giữ chức vụ liên tiếp, bị hai lần xử lý kỷ luật liên quan đến chức trách được giao...). Cán bộ bị cơ quan có thẩm quyền kết luận vi phạm quy định của Bộ Chính trị về bảo vệ chính trị nội bộ.

Trưởng Ban Tổ chức Trung ương cho hay, thời gian tới Ban Tổ chức Trung ương sẽ trình sửa đổi quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử, tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ.

Theo Quân đội Nhân dân
MỚI - NÓNG