Cái chết của Warmbier: Cánh cửa đối thoại Mỹ - Triều hẹp dần

Ảnh: BBC
Ảnh: BBC
TPO - Cái chết của sinh viên Mỹ Otto Warmbier khiến cho trao đổi ngoại giao giữa Mỹ và Triều Tiên vốn gặp nhiều sóng gió, nay lại càng gian nan. Sự kiện này đã làm dấy lên những hoài nghi về khả năng đối thoại Mỹ-Triều thời gian tới.

Ngay sau khi được Triều Tiên thả tự do, hôm 15/6, các bác sĩ tại Trung tâm Y tế Đại học Cincinnati Mỹ đã tổ chức một cuộc họp báo công bố chính thức về tình trạng của Otto Warmbier. Theo đó, Otto Warmbier đã không thể nói chuyện hoặc cử động kể từ sau khi trở về từ Triều Tiên. Trạng thái này được mô tả là “sự tỉnh táo không hồi đáp” hoặc trạng thái sống thực vật kéo dài.

Kết luận của các bác sĩ Mỹ đã làm dấy lên hoài nghi của dư luận về khả năng đối thoại Mỹ-Triều thời gian tới.

Sinh viên Otto Warmbier tử vong sau khi trở về từ Triều Tiên, cộng với việc mâu thuẫn mang tính căn bản dẫn tới sự đối lập Mỹ-Triều luôn tồn tại.

Trước đó, Cơ quan thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) tố cáo hơn 20 nhân viên cảnh sát và đặc vụ Bộ an ninh nội địa Mỹ đã tấn công và chiếm đoạt túi ngoại giao của Triều Tiên tại sân bay quốc tế John F. Kennedy ở New York, Mỹ khi đang làm thủ tục xuất cảnh về nước.

Tất cả những sự kiện này đã "dội gáo nước lạnh" lên thành quả đàm phán bí mật suốt hơn một tháng giữa Mỹ và Triều Tiên về việc trao trả sinh viên Otto Warmbier. Và khiến cho thùng thuốc súng trên Bán đảo Triều Tiên luôn có thể bùng cháy bất cứ lúc nào, và viễn cảnh cục diện Bán đảo Triều ngày càng u ám.

Đặc biệt, ngay sau cái chết của sinh viên, Tổng thống Trump đã bày tỏ lập trường. Trong bài phát biểu ở Nhà Trắng ông Trump nêu rõ: "Bình Nhưỡng là một chế độ tàn bạo. Ít nhất chúng tôi đã đưa được anh ta về với cha mẹ".

Trong một tuyên bố riêng rẽ sau đó, Tổng thống Trump đã chia buồn với gia đình nạn nhân và khẳng định: "Số phận của Otto càng củng cố quyết tâm của chính quyền tôi về ngăn chặn những thảm kịch như vậy xảy đến với người vô tội dưới bàn tay các chế độ không tôn trọng pháp quyền và quy tắc nhân đạo cơ bản. Mỹ một lần nữa lên án sự tàn bạo của chế độ Triều Tiên".

Một số dư luận cho rằng, Triều Tiên trao trả sinh viên cho Mỹ là nhằm trong "kế hoạch lâm thời để đối phó tình huống nào đó", tức Triều Tiên thả sinh viên Mỹ trong tình trạng chết lâm sàng là để tránh việc sinh viên này tử vong tại Triều Tiên và tránh cho việc Triều Tiên bị Mỹ tố cáo cố tình gây ra cái chết cho công dân Mỹ.

Tuy nhiên, ngày 13/6, Bộ ngoại giao Mỹ đã tuyên bố, khi trao trả sinh viên Mỹ, hai bên Mỹ-Triều đã tiến hành đàm phán bí mật hơn một tháng, và cuối cùng phía Triều Tiên đã đồng ý thả người. Chính vì vậy, nhiều chuyên gia phân tích cho rằng, việc thả người của Triều Tiên là thể hiện thiện chí, động thái này giúp hạ nhiệt cục diện căng như dây đàn trên Bản đảo Triều Tiên.

Mỹ vẫn chưa cạn kiệt nguyện vọng đối với với chính quyền Bình Nhưỡng. Bởi vì, sự kiện sinh viên Mỹ được Triều Tiên phóng thích cho thấy Mỹ-Triều đã tái khởi động "ngoại giao con tin" trong việc tiếp xúc hai nước. Các quan chức đương nhiệm và nghỉ hưu của Mỹ nhận sứ mệnh đến Triều Tiên thương thuyết thả người là một hình thức tiếp xúc song phương. Trước đó, cựu tổng thống Jimmy Carter và Bill Clinton đều từng đảm nhận vai trò này.

Việc Tổng thống Trump lần đầu tiên cử đặc phái viên của Bộ Ngoại giao Mỹ - Joseph Yun đến Triều Tiên để yêu cầu nước này thả sinh viên Mỹ, cho thấy, trong tình trạng không có sự lựa chọn nào tốt hơn, Mỹ-Triều hiểu rằng, họ vẫn cần phải sử dụng phương pháp "truyền thống" để bắt đầu các cuộc tiếp xúc song phương.

Hơn nữa, sau khi lên nắm quyền, Tổng thống trump đã phát đi tín hiệu muốn hòa giải với Triều Tiên. Trước đó, Choe Son Hui, Cục trưởng Cục Sự vụ Hoa Kỳ thuộc Bộ Ngoại giao Bắc Triều Tiên, khi trả lời phóng viên đã nói rằng, nếu điều kiện thuận lợi, Bình Nhưỡng luôn sẵn lòng đối thoại với Mỹ và có sự chuẩn bị tương ứng.

Mặc dù, cái chết của sinh viện Mỹ đã phủ bóng đen lên quan hệ Mỹ-Triều, tuy nhiên, xét những gì ông Trump và đội ngũ cố vấn của ông "đối xử" với Triều Tiên trong quá trình vận động tranh cử và cả khi trở thành Tổng thống Mỹ cho thấy, khả năng đối thoại Mỹ-Triều vẫn tồn tại và ngoại giao vẫn là giải pháp hữu hiệu nhất để giải quyết vấn đề Triều Tiên trong thời điểm hiện tại.

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.