Các nước chuẩn bị khả năng Hy Lạp rời Eurozone

Các nước chuẩn bị khả năng Hy Lạp rời Eurozone
Cho tới thời điểm này, kịch bản Hy Lạp rút khỏi khu vực đồng euro (Eurozone) vẫn còn để ngỏ, có thể nói là phải chờ kết quả của cuộc bầu cử lại Quốc hội vào ngày 17-6 tới.

Kịch bản này nếu trở thành hiện thực sẽ là một thảm họa không chỉ với kinh tế Hy Lạp mà còn kéo theo nguy cơ tan vỡ của một liên minh tiền tệ đã tồn tại trong hơn một thập niên, và lớn hơn nữa, sẽ để lại những tác động khó lường đối với kinh tế toàn cầu.

Khi không thể khẳng định chắc chắn số phận của Hy Lạp trong Eurozone như thế nào thì điều mà nhiều nước trong cũng như ngoài khu vực đã nghĩ tới và đang bắt tay vào là chuẩn bị cho khả năng xấu nhất có thể xảy ra.

Nếu Hy Lạp ra khỏi Eurozone, tác động tài chính trực tiếp đến Eurozone sẽ vô cùng lớn, với những thiệt hại có thể lên tới 500 tỷ euro và kéo theo sự thất thoát khổng lồ cho các doanh nghiệp.

Việc Hy Lạp rút khỏi liên minh tiền tệ cũng sẽ có tác động tàn phá, gây hiệu ứng “đôminô” ở Tây Ban Nha và Italy, giống như vụ ngân hàng Lehman Brothers của Mỹ sụp đổ, châm ngòi cho cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.

Khi đó, chi phí hỗ trợ các quốc gia dễ bị tổn thương có thể lên tới 1.000 tỷ euro. Gánh nặng này sẽ đổ lên vai những người đóng thuế tại 16 quốc gia Eurozone còn lại.

Bên cạnh đó, một khi tiền lệ một quốc gia rời bỏ Eurozone được thiết lập, sự ổn định và niềm tin vào phần còn lại của khối sẽ bị hạ thấp và đưa cả khối này trở lại suy thoái, thậm chí đi đến chỗ sụp đổ. Hơn thế, sự sụp đổ của Eurozone có thể dẫn tới một quá trình suy thoái thảm khốc đối với kinh tế toàn cầu.

Mặc dù phương án ưu tiên vẫn là giữ Athens ở lại Eurozone, song ít nhất một nửa số Chính phủ các nước thành viên Eurozone cùng các ngân hàng trung ương và doanh nghiệp lớn đang lên kế hoạch khẩn cấp cho kịch bản Hy Lạp rời khỏi liên minh tiền tệ này.

TTXVN

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.