Các nhân tố có thể ‘thay đổi cuộc chơi’ ở Venezuela

Tổng thống tự phong Guan Guaido kêu gọi một cuộc xuống đường lớn nhất trong lịch sử để lật đổ ông Maduro. (Ảnh: Reuters)
Tổng thống tự phong Guan Guaido kêu gọi một cuộc xuống đường lớn nhất trong lịch sử để lật đổ ông Maduro. (Ảnh: Reuters)
TPO - Hôm 30/4, khi đứng cạnh một số quân nhân, lãnh đạo đối lập Venezuela Juan Guaido đưa ra lời kêu gọi mạnh mẽ nhất rằng quân đội hãy từ bỏ Tổng thống Nicolas Maduro, và dự kiến sẽ thực hiện một cuộc biểu tình quy mô lớn nhằm lật đổ ông Maduro.

Trong hơn 3 tháng kể từ khi ông Guaido tự phong là tổng thống, ông Maduro cho đến nay vẫn duy trì được quyền lực nhờ sự ủng hộ của quân đội và các lực lượng an ninh.

Ông Guaido nói rằng ông Maduro phải từ chức để chính phủ chuyển tiếp tổ chức một cuộc bầu cử mới. Nhưng ông Maduro không chấp nhận lời kêu gọi bầu cử sớm khiến ông có thể mất quyền lực trước khi nhiệm kỳ thứ hai của ông kết thúc vào năm 2025.

Một số nhân tố dưới đây có thể quyết định ai sẽ thắng thế: 

Quân đội

Lịch sử Venezuela chứng kiến nhiều cuộc nổi dậy và đảo chính quân sự, đáng kể nhất là cuộc nổi dậy năm 1958 để lật đổ nhà độc tài Marcos Perez Jimenez, sau đó là nỗ lực bất thành của ông Hugo Chavez, người tiền nhiệm của ông Maduro, nhằm lên nắm chính quyền bằng vũ lực trong cuộc đảo chính năm 1992. Sau khi đắc cử, ông Chavez cũng vượt qua được một cuộc nổi dậy 1 thập kỷ sau đó. 

Giờ đây, ông Guaido đang tìm kiếm một cuộc nổi dậy của quân đội để chống lại ông Maduro.

Dù được vài chục quân nhân mang vũ khí hộ tống đến một đám đông ở Caracas hôm 30/4, ông Guaido có vẻ vẫn chưa giành được nhiều ủng hộ của lực lượng vũ trang 200.000 người, còn 25 lính đi theo ông Guaido sau đó đã xin tị nạn trong đại sứ quán Brazil. 

Từ khi tự phong là tổng thống lâm thời vào tháng 1 năm nay, ông Guaido nhiều lần đề nghị quân đội ủng hộ, hứa sẽ miễn trừ truy tố nếu họ đứng về phe ông, nhưng không đạt được nhiều kết quả.

Gần đây, vài trăm binh lính đã đào ngũ sang Brazil hoặc Colombia, nhưng số lượng chưa nhiều để có thể đe doạ vị trí của ông Maduro. 

Một rủi ro là sự chia rẽ trong quân đội sẽ dẫn đến bạo lực kéo dài giữa các phe phái vũ trang khác nhau.

Quá độ bằng đàm phán

 Việc ông Maduro đề xuất đàm phán với ông Guaido, với sự điều phối của Vatican, Mexico hoặc Uruguay, đã bị phe đối lập từ chối vì cho rằng các vòng đối thoại trước cho phép chính phủ tồn tại trong một thời gian mà không có nhượng bộ thực sự nào. 

Trong khi khoảng 50 quốc gia, bao gồm Mỹ, tuyên bố ủng hộ ông Guaido, đằng sau ông Maduro vẫn có những nước mạnh như Nga và Trung Quốc, và những đồng minh như Cuba, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ. 

Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton kêu gọi Nga dừng ủng hộ ông Maduro, bao gồm hỗ trợ bằng cố vấn quân đội. Một số người tin rằng Mátxcơva có thể đàm phán một lối thoát an toàn khỏi Venezuela cho ông Maduro, nhưng có ít dấu hiệu cho thấy Tổng thống Nga Vladimir Putin sẵn sàng từ bỏ chính phủ giúp ông duy trì ảnh hưởng địa – chính trị nhiều nhất ở châu Mỹ.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói với CNN hôm 30/4 rằng ông Maduro đã chuẩn bị rời khỏi Venezuela nhưng hoãn kế hoạch này sau khi Nga khuyên ông ấy nên ở lại. 

Ông Bolton nói rằng phe đối lập Venezule đã có được cam kết từ các thành viên hàng đầu trong chính quyền Maduro rằng tổng thống sẽ rời khỏi đất nước, nhưng chưa có dấu hiệu công khai nào về sự chia rẽ trong chính phủ đến mức sắp dẫn đến giai đoạn quá độ. 

Giải pháp quân sự Mỹ hậu thuẫn

Erik Prince – sáng lập viên hãng an ninh tư nhân Blackwater và là người ủng hộ Tổng thống Mỹ Donald Trump - đang thúc đẩy kế hoạch đưa một đội quân tư nhân đến giúp lật đổ ông Maduro, Reuters dẫn các nguồn tin cho biết.

Kế hoạch của Prince càng làm tăng đồn đoán rằng Mỹ, dù khó có khả năng xâm lược Venezuela để lật đổ ông Maduro, nhưng có thể sử dụng công cụ quân sự kiểu khác, như lực lượng tình báo bí mật mà Washington từng sử dụng nhiều lần ở Mỹ Latin trong thế kỷ 20. 

Reuters dẫn một nguồn tin nắm được suy tính của chính quyền Trump nói rằng Nhà Trắng sẽ không ủng hộ một kế hoạch như vậy.

Dù một số cựu quan chức an ninh Venezuela quay lưng với ông Maduro và đang ở Colombia đã tiết lộ một vụ tấn công bằng phương tiện không người lái nhằm vào Tổng thống trong năm ngoái, nhưng có ít bằng chứng cho thấy những chiến dịch như vậy đang được chuẩn bị trong thời điểm hiện tại, theo Reuters.

Theo Theo Reuters
MỚI - NÓNG
Nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai Phùng Ngọc Mỹ bị kỷ luật cảnh cáo
Nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai Phùng Ngọc Mỹ bị kỷ luật cảnh cáo
TPO - Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai biểu quyết, thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Phùng Ngọc Mỹ (nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh) và ông Mai Xuân Hải (nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Giám đốc Sở Y tế, nguyên Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh).