Có 48 kết quả :

Nghệ nhân K’Bes và đội chiêng nữ ở Lâm Hà. Ảnh: Chế Phương Nam

Hiện thân của thanh âm đại ngàn

TP - Nghệ nhân ưu tú K’Bes được ví như thanh âm rền vang giữa núi rừng. Ông có thể chơi được nhiều nhạc cụ, không chỉ của các tộc người thiểu số Tây Nguyên, dạy cồng chiêng cho hàng trăm người. Đặc biệt ông là một trong những nghệ nhân hiếm hoi biết chỉnh chiêng.
Nữ sinh Tây Nguyên nỗ lực thoát nghèo thắp sáng ước mơ con chữ cho trẻ em buôn làng

Nữ sinh Tây Nguyên nỗ lực thoát nghèo thắp sáng ước mơ con chữ cho trẻ em buôn làng

TPO - Y Un Diễm (23 tuổi) là sinh viên năm thứ 3, lớp Sư phạm Tiếng Anh K21, Trường Đại học Tây Nguyên. Sinh ra và lớn lên ở vùng cao nguyên đất đỏ, Diễm luôn tự hào khi mang trong mình dòng máu dân tộc Giẻ Triêng. Chặng đường từ cô bé dân tộc miền núi luôn khép mình, tự ti trở thành một cô sinh viên xuất sắc trong học tập và phong trào sinh viên như hiện tại chính là điều Diễm “chưa từng nghĩ đến”.
Những nốt trầm nơi đại ngàn

Những nốt trầm nơi đại ngàn

TP - Ở đại ngàn Tây Nguyên, nhiều nơi vẫn còn những khoảng tối, nó âm ỉ tàn phá các buôn, làm xác xơ các bản. Đó là rượu, đông con, tín dụng đen, thanh niên đua đòi bắt cha mẹ bán đất mua xe máy xịn… Đáng lo hơn là vấn nạn trên đang trở thành điều hiển nhiên ở các bản làng. Đây là bài toán khó thách thức nhà chức trách từ địa phương tới trung ương. Nếu không hành động sớm, hệ lụy sẽ rất khó lường.
Đa dạng sân chơi dịp hè cho thiếu nhi vùng sâu

Đa dạng sân chơi dịp hè cho thiếu nhi vùng sâu

TPO - Dịp hè năm nay, tại các xã vùng sâu tỉnh Đắk Lắk, cơ sở Đoàn phối hợp các đơn vị triển khai nhiều sân chơi lành mạnh, bổ ích và an toàn cho thiếu nhi. Tại buổi sinh hoạt hè là trò chơi thú vị, câu chuyện đời thường với thông điệp ý nghĩa, cùng những món quà nhỏ...
 Khu dân cư đông đúc ở thôn 8, xã Cư Êbur, TP Buôn Ma Thuột sẽ bị xoá sổ theo quy hoạch mới

Quy hoạch đất Buôn Ma Thuột “xóa sổ” nhiều buôn làng: Lãnh đạo mong bà con ráng đợi!

TP - Chiều 25/5, UBND TP Buôn Ma Thuột họp báo công bố Quy hoạch (QH) sử dụng đất thành phố thời kỳ 2021-2030. Cuộc họp báo thu hút rất đông cơ quan thông tấn báo chí bởi trước đó xuất hiện thông tin, nhiều buôn làng hiện hữu bỗng dưng bị QH thành đất trồng cây lâu năm. Nhiều người có đất rơi vào tình huống oái oăm trên cũng hết sức băn khoăn, lo lắng.
Trải nghiệm nhịp sống xanh

Trải nghiệm nhịp sống xanh

TP - Đạp xe dưới tán rừng khộp ngắm voi nuôi bán tự nhiên, cắm trại qua đêm trong rừng, hòa mình vào thiên nhiên, cảm nhận nhịp sống của khu rừng còn hoang sơ… đang là xu hướng xê dịch của nhiều người. Họ muốn chuyến du lịch của bản thân đúng nghĩa vừa nghỉ dưỡng vừa được khám phá bản sắc văn hóa của vùng đất ấy.
Nét đặc biệt lễ ăn cơm mới của người Êđê

Nét đặc biệt lễ ăn cơm mới của người Êđê

TP - Lễ ăn cơm mới của người Êđê diễn ra theo từng nhà. Sau lễ cúng, thanh niên, trẻ con trong buôn làng thực hiện một nghi thức quan trọng là giành đồ ăn ở mâm rau củ. Điều này có ý nghĩa hăng hái tìm kiếm cái mới, bỏ cái cũ, chuẩn bị cho mùa mới với nhiều hy vọng.
Thanh niên giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch

Thanh niên giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch

TPO - Nhiều thanh niên người đồng bào dân tộc bản địa của tỉnh Đắk Lắk đã có những mô hình, tư duy mới trong phát triển du lịch. Họ giữ chân du khách bằng những tua (tour) du lịch mới, cùng ăn, ở, trải nghiệm, tìm hiểu, hòa mình vào văn hóa truyền thống của người dân tộc Êđê, M’nông… nơi mảnh đất huyền bí này.
Về buôn du lịch trồng rừng

Về buôn du lịch trồng rừng

TP - “Ngày Môi trường thế giới chúng ta lại lên đường trồng cây. Nhưng lần này sẽ đặc biệt hơn khi mang đến cho buôn làng chiếc áo gấm màu vàng son của “Hoa dã quỳ”, giúp bà con làm nông nghiệp sạch”- lời mời gọi hấp dẫn của anh Phạm Quang Thái, chủ Vườn ươm Quang Thái đã thu hút hơn 20 bạn trẻ lên đường.
Hành trình 4 năm thiện nguyện đến những buôn làng của cô gái 18 tuổi

Hành trình 4 năm thiện nguyện đến những buôn làng của cô gái 18 tuổi

TPO - Hành trình 4 năm thiện nguyện của nữ sinh Lê Ánh Thùy Trang (sinh năm 2004, trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai) đã mang đến nhiều niềm vui, sự chia sẻ với những mảnh đời còn khó khăn, cơ cực mà cô biết và đặt chân đến. Không chỉ là những món quà thiết yếu, bình dị với mọi người mà đây còn là tấm lòng thơm thảo, lan tỏa yêu thương của cô gái Gia Lai này.
Những thầy thuốc thầm lặng

Những thầy thuốc thầm lặng

TP - Sinh ra, trưởng thành từ buôn làng, nhiều thầy thuốc trẻ tỉnh Đắk Lắk luôn nỗ lực hết mình vì quê hương. Đối mặt với nhiều khó khăn, những thầy thuốc buôn làng chắt chiu những khoảnh khắc hạnh phúc làm động lực gắn bó với nghề.
Đời voi, đời người: Dùng dằng chia tay

Đời voi, đời người: Dùng dằng chia tay

TP - Nhìn đàn voi nhà già nua đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, nhiều chủ voi đã tìm cách xoay xở. Có người buồn bã chấp nhận xa con voi vốn đã gắn bó với mình hàng chục năm trời, nhưng cũng có chủ nhất quyết giữ voi ở lại theo cách riêng…
Nghĩa tình Cảnh sát cơ động và những cuộc hành quân dã ngoại nơi buôn làng

Nghĩa tình Cảnh sát cơ động và những cuộc hành quân dã ngoại nơi buôn làng

TPO - Nói đến Cảnh sát cơ động người ta nghĩ ngay người lính với bộ quân phục, luôn có mặt ở các “điểm nóng” trấn áp tội phạm. Thế nhưng, qua những chuyến dã ngoại về buôn làng vùng sâu xa mới thấy hết tình quân dân ấm áp. Những người chiến sĩ bám buôn làng, đồng cam cộng khổ với nhân dân, được dân tin, dân yêu.
Bạn trẻ ở Tuy Đức (Đắk Nông) tìm hiểu cách dệt thổ cẩm truyền thống

Đưa người trẻ trở về văn hóa nguồn cội

TP - Trong “cơn lốc” đô thị hóa, nhiều giá trị văn hóa truyền thống dân tộc bị mai một dần. Để giúp các bạn trẻ quay về với nguồn cội, Huyện Đoàn Tuy Đức (Đắk Nông) lập câu lạc bộ (CLB) “Duy trì và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc M’nông”, tạo sân chơi bổ ích.
Công an cùng cán bộ địa phương đi máy cày vào tận buôn làng tuyên truyền phòng dịch

Cán bộ đi máy cày tuyên truyền chống dịch COVID-19

TPO - Trên 60% tổng số ca mắc COVID-19 ở Đắk Lắk là người dân tộc thiểu số (DTTS). Tỉnh này vừa vận động người có uy tín trong cộng đồng cùng chính quyền “đi từng ngõ, gõ từng nhà” tuyên truyền, tặng nhu yếu phẩm để người dân an tâm phòng chống dịch.
'Đuổi' dịch ở buôn làng

'Đuổi' dịch ở buôn làng

TP - COVID-19 ập đến, khuấy đảo mọi sinh hoạt thường ngày của bà con vốn yên bình hai buổi trên nương rẫy. Trong quá khứ, đồng bào các dân tộc thiểu số từng vượt qua gian khó bằng nếp sống, luật tục và từ đó hình thành ý thức, kinh nghiệm trong việc phòng chống dịch bệnh. Nay, họ phòng dịch bằng cách của riêng mình kết hợp với các giải pháp phòng, chống dịch tiên tiến để bảo vệ buôn làng bình yên.
Hoàng Thị Diệu Thuý, sinh viên khoa Y trường Đại học Buôn Ma Thuột

Nữ sinh kể chuyện test COVID-19 ở buôn làng vùng sâu

TPO - “Ban đầu chúng tôi gặp chút khó khăn vì người dân chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, nhiều người chưa biết chữ. Cũng may, bà con thực hiện tốt phòng chống dịch, đặc biệt là các em nhỏ không sợ hay quấy khóc mà rất hợp tác với nhân viên y tế”, Hoàng Thị Diệu Thuý, nhóm trưởng nhóm tình nguyện - Y6 trường Đại học Buôn Ma Thuột chia sẻ.
Các em thiếu nhi khởi động trước khi vào học bơi

Bể bơi di động ở buôn làng

TP - Là địa phương có tỷ lệ trẻ em tử vong do đuối nước thuộc diện nhiều nhất nước, Đắk Lắk đã triển khai nhiều giải pháp để hạn chế tình trạng trên, trong đó có mô hình “ngôi nhà an toàn”, “bể bơi di động” tới tận buôn làng vùng sâu, xa, dạy bơi miễn phí cho các em nhỏ.