Bộ GD&ĐT xây dựng 3 phương án xử lý tình huống dịch

Học sinh trường Edison, Hà Nội thực hiện phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp trước khi Hà Nội quyết định cho học sinh nghỉ học
Học sinh trường Edison, Hà Nội thực hiện phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp trước khi Hà Nội quyết định cho học sinh nghỉ học
TPO - Trước tình hình dịch bệnh do chủng mới của virus corona gây ra tiếp tục diễn biến phức tạp, Bộ GD&ĐT đã xây dựng các phương án xử lý tình huống dịch trong trường học.

Trong đó, tình huống thứ nhất là chưa ghi nhận trường hợp bệnh trong trường học. Theo Bộ tình huống này, công việc cần thực hiện là tăng cường hoạt động của Ban Chỉ đạo theo dõi chăm sóc sức khỏe của cán bộ, nhà giáo và học sinh, sinh viên trong toàn ngành Giáo dục. Chỉ đạo các sở GD&ĐT, cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch phòng chống dịch trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; phối hợp với ngành y tế triển khai các hoạt động phòng chống dịch trong trường học tại địa phương; tăng cường tuyên truyền, kiểm tra  tại các cơ sở giáo dục. Báo cáo kịp thời tình hình dịch bệnh và tổ chức thực hiện về UBND tỉnh và về Bộ GD&ĐT.

Tình huống thứ hai xuất hiện trường hợp bệnh xâm nhập vào trường học.

Ở tình huống này, Ban Chỉ đạo theo dõi chăm sóc sức khỏe của cán bộ, nhà giáo và học sinh, sinh viên trong toàn ngành Giáo dục họp hàng tuần và đột xuất phối hợp tích cực với ngành Y tế triển khai các hoạt động phòng chống dịch bệnh. Tăng cường giám sát các trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính nghi ngờ do chủng mới virus Corona gây ra; Phối hợp với ngành Y tế triển khai các biện pháp cách ly chặt chẽ các trường hợp mắc bệnh cũng như nghi ngờ, tổ chức theo dõi chặt chẽ sức khỏe những trường hợp tiếp xúc; xử lý triệt để các ổ dịch. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, các biện pháp phòng bệnh, kịp thời cung cấp thông tin để cán bộ, nhà giáo, học sinh, sinh viên không hoang mang lo lắng; phối hợp với ngành Y tế thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh.

Với tình huống dịch bệnh lây lan trong trường học, Bộ yêu cầu Ban Chỉ đạo ngoài theo dõi chăm sóc sức khỏe của cán bộ, nhà giáo và học sinh, sinh viên cần phối hợp với ngành Y tế khoanh vùng ổ dịch và cho học sinh, sinh viên nghỉ học, hạn chế đi lại khi cần thiết, phòng bệnh rộng rãi, bắt buộc đối với toàn bộ cán bộ, nhân viên, nhà giáo và học sinh, sinh viên trong cơ sở giáo dục có ổ dịch; giám sát các ca bệnh viêm đường hô hấp cấp tính nghi ngờ do chủng mới virus Corona gây ra trong trường học; triển khai các biện pháp cách ly chặt chẽ các trường hợp mắc bệnh cũng như nghi ngờ, tổ chức theo dõi chặt chẽ sức khỏe những trường hợp tiếp xúc; tổ chức thường trực, phòng, chống dịch trong các cơ sở giáo dục...

Họp với Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona của Bộ GD&ĐT, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đề nghị tuyệt đối không được có tâm lý chủ quan hay giấu thông tin về dịch bệnh, nhưng đồng thời cũng tránh gây hoang mang không cần thiết cho các cơ sở giáo dục. Nghiêm túc triển khai thực hiện Công văn số 79 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Chỉ thị số 05của Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra.

MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.