Khu nhà ở Long Việt Riverside (Hà Nội):

Bị 'treo hợp đồng' vì mua nhà bằng hình thức góp vốn

TPO - Sau hai năm góp vốn mua nhà tại dự án Khu nhà ở ven sông Long Việt Riverside (huyện Mê Linh, Hà Nội) khách hàng chưa được ký hợp đồng mua bán dù nhiều lần đã kiến nghị và làm việc với chủ đầu tư.

Trong đơn gửi báo Tiền Phong, một số khách hàng cho hay, từ tháng 4/2018, họ được giới thiệu và đặt mua nhà liền kề tại Dự án khu nhà ở ven sông Longviet Riverside do Công ty CP Đầu tư Xây Dựng Long Việt làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, đến nay khách hàng đã đóng tới 75% giá trị căn nhà nhưng chưa được chủ đầu tư ký hợp đồng mua bán dù nhiều lần kiến nghị nhưng không được giải quyết.

Bị 'treo hợp đồng' vì mua nhà bằng hình thức góp vốn ảnh 1 Chủ đầu tư Công ty CP Đầu tư Xây dựng Long Việt đề nghị khách hàng đến để giải quyết

Cũng theo đơn thư của khách hàng, một phần tiền được tính trong giá trị căn nhà (bằng khoảng 20% giá trị hợp đồng) được chủ đầu tư yêu cầu gửi vào một cá nhân có tên Nguyễn Thị Thu Hằng (được cho là Kế toán trưởng của Công ty Long Việt) nhưng không có hóa đơn, chứng từ. “Phần trả riêng, không nằm trong hợp đồng là có dấu hiệu của việc trốn thuế. Với tổng số 144 căn hộ, số tiền nộp không có chứng từ này vào khoảng gần 100 tỷ đồng”, đơn của nhóm khách hàng nêu.

Dù chưa có hợp đồng mua bán, nhưng chủ đầu tư dự án vẫn cho phép các nhà đầu tư chuyển nhượng hợp đồng đặt mua và thu phí. Toàn bộ phí chuyển nhượng này đều nộp trực tiếp bằng tiền mặt, hoặc qua tài khoản của công ty, cũng không có hóa đơn, chứng từ.

Trao đổi với Tiền Phong, ông Nguyễn Anh Tú, đại diện Công ty CP Đầu tư Xây dựng Long Việt xác nhận, những người có tên trong đơn kiến nghị có thể đã bán lại sản phẩm nên không thấy trong danh sách khách hàng. Ông Tú đề nghị những khách hàng này tới công ty liên hệ làm việc trực tiếp để giải quyết. Tuy nhiên, khách hàng đã nhiều lần kiến nghị nhưng chưa được công ty cổ phần Đầu tư và xây dựng Long Việt giải quyết.

Đại diện chủ đầu tư cho hay, do còn một số vướng mắc về quỹ đất, phải chờ UBND huyện Mê Linh giải quyết (bổ sung, điều chỉnh quỹ đất - PV) nên chưa thể ký hợp đồng ngay với khách hàng. Trong khi đó. Luật kinh doanh bất động sản hiện hành nghiêm cấm hành vi bán nhà khi chưa đủ điều kiện, trong đó có điều kiện về sở hữu đất đai. Luật pháp hiện nay cũng nghiêm cấm hành vi góp vốn, nhận góp vốn vào dự án để nhận đất, nhận nhà. 

Lý giải việc khách hàng phải chuyển tiền ngoài hợp đồng cho kế toán của công ty, đại diện chủ đầu tư dự án này cho rằng, đây là khoản để chia cho ngân hàng Bảo Việt (do trước đó Ngân hàng đã góp vốn để thực hiện dự án từ 2008). Với những sản phẩm được ngân hàng Bảo Việt góp vốn, ngân hàng yêu cầu không lấy bằng tiền mà lấy bằng quỹ nhà. "Ngân hàng Bảo Việt đóng vai trò khách hàng đầu tiên, sau đó chuyển nhượng lại cho khách hàng khác, phần lãi chênh đó là của ngân hàng Bảo Việt, công ty sẽ không đưa số tiền này vào quyết toán thuế", ông Tú giải thích.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.