Bị án tử hình, Vũ Quốc Hảo tiếp tục bị truy tố

Vũ Quốc Hảo (phải) bị kết án tử hình trong vụ án tham nhũng xảy ra tại ALC II. Ảnh: Zing
Vũ Quốc Hảo (phải) bị kết án tử hình trong vụ án tham nhũng xảy ra tại ALC II. Ảnh: Zing
TP - Ngày 9/6, Viện KSND Tối cao ra cáo trạng truy tố bị can Vũ Quốc Hảo (SN 1955, nguyên Tổng giám đốc Cty ALCII) cùng 7 người khác về hành vi cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

Liên quan đến những tiêu cực xảy ra tại Cty ALCII, CQĐT đã khởi tố 3 vụ án khác nhau để điều tra. Tại vụ án thứ nhất (giai đoạn 1), ông Hảo đã bị TAND TPHCM tuyên tử hình về các tội danh tham ô tài sản và cố ý làm trái, lợi dụng chức vụ quyền hạn gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng. Đến giai đoạn 2, ông Hảo cùng đồng phạm tiếp tục bị truy tố về hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn để thổi giá một số thiết bị lặn từ 100 triệu đồng lên 130 tỷ đồng. 

Theo cáo trạng truy tố lần này, Viện KSND Tối cao cáo buộc ông Hảo cùng đồng phạm có hành vi cố ý làm trái các quy định của Nhà nước khi thực hiện chủ trương xóa nợ xấu cho một số doanh nghiệp vào năm 2008, gây thiệt hại 21 tỷ đồng.

Cụ thể, mặc dù Cty Vận tải biển Thanh Hải và Cty Cổ phần Thanh Hải của gia đình Trần Thị Phương Liên (SN 1974, bị can trong vụ án) đang còn 6 hợp đồng thuê tài chính, có dư nợ đến hạn phải trả hơn 20 tỷ đồng.

Nhưng vì muốn xóa nợ xấu để chuẩn bị cho việc cổ phần hóa, ông Hảo đã chỉ đạo cấp dưới, thông đồng với bị can Liên và Đào Văn Quảng, Giám đốc Cty Cổ phần đóng tàu Hải Phòng ký thực hiện phụ lục bổ sung hợp đồng cho thuê tài chính và hợp đồng mua bán để lấy tiền trả nợ cho các Cty của bà Liên. Việc làm của ông Hảo và các bị can đã gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 21 tỷ đồng.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.