Bất ngờ gặp phiên bản 'Người đàn ông cúi chào' tại TPHCM

Bất ngờ gặp phiên bản 'Người đàn ông cúi chào' tại TPHCM
TPO - Những ngày gần đây, những người yêu Huế và các nhà nghiên cứu tranh luận sôi nổi về ý nghĩa của bức tượng "Người đàn ông cúi chào" mà Hàn Quốc tặng cố đô Huế. Thật bất ngờ là tại TPHCM có những phiên bản của "Người đàn ông cúi chào" trưng bày trên hè phố đã nhiều năm nay. 

Tại một cửa hàng nội thất trên đường Nguyễn Thị Thập, quận 7, TPHCM, cách không xa khu đô thị Phú Mỹ Hưng nơi có hàng ngàn cư dân Hàn Quôc sinh sống, có trưng bày tượng "Người đàn ông cúi chào" với tư thế, dáng vẻ giống hệt với bức tượng đang gây tranh luận ở Huế.

Bất ngờ gặp phiên bản 'Người đàn ông cúi chào' tại TPHCM ảnh 1 "Người đàn ông cúi chào" tại một cửa hàng ở TPHCM
Bất ngờ gặp phiên bản 'Người đàn ông cúi chào' tại TPHCM ảnh 2 Tượng "Người đàn ông cúi chào" và phối cảnh dự kiến đặt gần sông Hương, Huế

Người yêu Huế và các trí thức tranh luận về ý nghĩa của bức tượng cũng như giá trị nghệ thuật của "Người đàn ông cúi chào", vị trí có thể đặt bức tượng tại Huế.  Riêng "anh em sinh đôi" với bức tượng tại TPHCM, được đặt ngay lối ra vào của cửa hàng bán nội thất, có kích cỡ cao lớn hơn người thật, được sơn màu đỏ tươi. Mục đích của bức tượng là thể hiện sự cám ơn đối với khách hàng đã sử dụng sản phẩm tại cửa hàng. 

Người dân quanh khu phố cho biết: "Bức tượng này được đặt bên hè phố mấy năm nay, nom khá lạ mắt. Nhiều người xem đây là một cách thu hút khách mua hàng tạo ra sự khác biệt cho cửa hàng đồ nội thất".  

Bất ngờ gặp phiên bản 'Người đàn ông cúi chào' tại TPHCM ảnh 3 Phối cảnh nhìn ngang tượng "Người đàn ông cúi chào" ở Huế
Bất ngờ gặp phiên bản 'Người đàn ông cúi chào' tại TPHCM ảnh 4 "Người đàn ông cúi chào" tại TPHCM 

Anh Đức, người phụ tránh cửa hàng cho biết: "Em và chủ người chủ của cửa hàng nội thất này thấy bức tượng "Người đàn ông cúi chào" bày bán nhiều ở Nhật và Hàn Quốc nên đã quyết định mua về để trưng bày. Ý nghĩa của nó là thể hiện thái độ phục vụ tận tình với khách hàng". Anh Đức cũng cho biết: "Cửa hàng đã mua và đưa bức tượng này về đây khoảng 3, 4 năm. Nếu tôi nhớ không nhầm thì chúng tôi mua về từ Nhật Bản, nhưng không rõ nguồn gốc xuất xứ của nó từ nước nào". 

Cửa hàng này bày một bộ gồm 2 bức tượng "Người đàn ông cúi chào" và "Người đàn bà cúi chào" có hình dáng giống nhau, đều khom lưng chào khách hàng. Tượng người nữ có nhỏ hơn, cùng sơn màu đỏ tươi. Nhân viên cửa hàng nói: "Bức tượng Người đàn bà cúi chào là để đón khách vào cửa hàng, với ý nghĩa là tận tình phục vụ khách hàng, còn bức tượng Người đàn ông cúi chào là để tiễn khách hàng ra về, với dụng ý là cám ơn sự ủng hộ của quý khách". 

Bất ngờ gặp phiên bản 'Người đàn ông cúi chào' tại TPHCM ảnh 5 Tượng "Người đàn bà cúi chào" đón khách ở lối vào
Bất ngờ gặp phiên bản 'Người đàn ông cúi chào' tại TPHCM ảnh 6 Tượng thể hiện tinh thần phục vụ khách hàng tận tâm

Khi dư luận xôn xao về bức tượng "Người đàn ông cúi chào" dự kiến đặt ở Huế, người đi đường càng quan tâm hơn tới phiên bản tại TPHCM. Đơn giản là vì chúng rất giống nhau. 

Bất ngờ gặp phiên bản 'Người đàn ông cúi chào' tại TPHCM ảnh 7 Anh Đức (trong ảnh) cho biết anh và chủ cửa hàng đã mua bức tượng "Người đàn ông cúi chào" từ Nhật Bản và trưng bày tại cửa hàng này đã 3 năm. 
MỚI - NÓNG
Nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai Phùng Ngọc Mỹ bị kỷ luật cảnh cáo
Nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai Phùng Ngọc Mỹ bị kỷ luật cảnh cáo
TPO - Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai biểu quyết, thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Phùng Ngọc Mỹ (nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh) và ông Mai Xuân Hải (nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Giám đốc Sở Y tế, nguyên Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh).