Bất chấp dịch bệnh, hoạt động mua bán - sáp nhập BĐS vẫn sôi động

0:00 / 0:00
0:00
Nishi Nippon Railroad đã từng hợp tác cùng Nam Long Group trong việc phát triển Khu đô thị Nam Long Đại Phước với quy mô 45ha.
Nishi Nippon Railroad đã từng hợp tác cùng Nam Long Group trong việc phát triển Khu đô thị Nam Long Đại Phước với quy mô 45ha.
TPO - Làn sóng COVID-19 mang lại nhiều thách thức cho bất động sản Việt Nam. Tuy nhiên, đây lại là cơ hội lớn cho hoạt động M&A (mua bán, sáp nhập...) để gia tăng quỹ đất, mở rộng quy mô.

Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch Đầu tư, đến ngày 20/10/2021, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt 23,74 tỷ USD, tăng 1,1% so với cùng kỳ. Điều này cho thấy Việt Nam tiếp tục là điểm đến an toàn và hấp dẫn.

Trong tổng số vốn nói trên, vốn đăng ký mới là trên 13 tỷ USD, tăng 11,6% so với cùng kỳ; vốn tăng thêm đạt trên 7,09 tỷ USD, tăng 24,2% so với cùng kỳ.

Trong 10 tháng qua, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt 12,74 tỷ USD, chiếm 53,7% tổng vốn đầu tư đăng ký. Ngành sản xuất, phân phối điện đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư 5,54 tỷ USD, chiếm 23,3% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo lần lượt là các ngành kinh doanh bất động sản, bán buôn, bán lẻ, với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt là 2,12 tỷ USD và trên 803 triệu USD. Còn lại là các ngành khác.

Báo cáo của Savills Việt Nam vừa đưa ra cho thấy, trong quý 3 vừa qua, bất chấp tình hình dịch bệnh diễn ra phức tạp, khiến nhiều tỉnh, thành phố phải thực hiện cách ly xã hội nhưng trong quý vẫn diễn nhiều giao dịch M&A lớn.

Điển hình như, Công ty Aseana Properties Ltd đã bán cổ phần tại Bệnh viện Quốc tế City cho một đối tác liên doanh với tổng giá trị khoảng 95 triệu USD. Tập đoàn Ascott Ltd. (Capitaland) mua lại tổ hợp 364 căn hộ Somerset Metropolitan West Hanoi với giá khoảng 93 triệu đô la Mỹ.

Nishi Nippon Railroad đã mua lại phần vốn góp của Công ty CP Đầu tư Nam Long tại Công ty TNHH MTV Paragon Đại Phước. Nishi Nippon Railroad đã từng hợp tác cùng Nam Long Group trong việc phát triển Khu đô thị Nam Long Đại Phước với quy mô 45ha.

Bất chấp dịch bệnh, hoạt động mua bán - sáp nhập BĐS vẫn sôi động ảnh 1

Tập đoàn Ascott Ltd. (Capitaland) mua lại tổ hợp 364 căn hộ Somerset Metropolitan West Hanoi.

Không chỉ vốn ngoại, các doanh nghiệp trong nước cũng tham gia vào thị trường M&A. Điển hình, Công ty CP Phát triển BĐS Phát Đạt thông qua chủ trương mua 99% vốn tại Công ty Đầu tư Bắc Cường, một đơn vị có quỹ đất được xếp vào nhóm “đất vàng” ở Đà Nẵng. Trước đó, Phát Đạt cũng hoàn tất mua 99,5% cổ phần Công ty BĐS Đầu tư và Phát triển cao ốc Bình Dương để sở hữu dự án chung cư quy mô hơn 4,5ha tại thành phố Thuận An.

Tập đoàn Danh Khôi mua lại 100% vốn từ một doanh nghiệp Nhật Bản để trở thành chủ đầu tư dự án Sun Frontier ở Đà Nẵng. Thương vụ hợp tác giữa Becamex IDC và Central Retail Vietnam phát triển trung tâm thương mại GO tại Bình Dương. Tập đoàn Hưng Thịnh cũng liên tục M&A để gia tăng quỹ đất lên tới 4.500ha, phân bổ tại nhiều tỉnh, thành như TPHCM, Hà Nội, Bình Định, Khánh Hòa, Bình Thuận, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu…

Lý giải về vấn đề này, ông Neil MacGregor, Tổng giám đốc Savills Việt Nam cho biết, về cơ bản Việt Nam đã và đang là một điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư bất động sản trên thế giới. Tầng lớp trung lưu và thượng lưu ngày càng tăng sẽ tiếp tục thúc đẩy nhu cầu về nhà ở trên khắp Việt Nam, vốn được hỗ trợ thêm bởi quá trình đô thị hóa và sự giảm dần số lượng trong các hộ gia đình truyền thống đa thế hệ.

Nguồn cung nhà ở đã bị hạn chế trong những năm gần đây, dẫn đến việc tăng giá ổn định, duy trì trong suốt thời gian đại dịch. Khi trạng thái bình thường mới được thiết lập, Chính phủ và các nhà phát triển bất động sản sẽ phải hành động nhanh chóng để giải phóng nguồn cung nhằm tránh giá cả leo thang. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng cũng là một yếu tố rất quan trọng để mở ra các thị trường mới nhằm thỏa mãn nhu cầu đầu tư bất động sản vốn luôn có sẵn của tầng lớp trung lưu đang ngày một gia tăng tại Việt Nam.

MỚI - NÓNG
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
TPO - Nhận cuộc gọi từ Vietlott thông báo trúng giải 25 tỷ đồng trong lúc chăm sóc con nhỏ tại bệnh viện, chị M. ở Kiên Giang quyết định sẽ sử dụng một phần tiền để trả nợ, chữa bệnh cho con và đón bố mẹ về phụng dưỡng.