Bảo hiểm Y tế tham gia đấu thầu thuốc: Giá sẽ hạ

Ông Nguyễn Tá Tỉnh - Phó trưởng ban thực hiện chính sách BHYT
Ông Nguyễn Tá Tỉnh - Phó trưởng ban thực hiện chính sách BHYT
TP - Là đại diện cho quỹ tài chính của người bệnh, thanh toán hàng chục nghìn tỷ đồng tiền thuốc mỗi năm, nhưng Bảo hiểm Y tế (BHYT) Việt Nam lại không có vai trò gì trong đấu thầu thuốc ở các bệnh viện (BV), cũng như chọn loại thuốc nào trong điều trị cho hợp lý.
Ông Nguyễn Tá Tỉnh - Phó trưởng ban thực hiện chính sách BHYT
Ông Nguyễn Tá Tỉnh - Phó trưởng ban thực hiện chính sách BHYT.

Vì đâu có nghịch lý này? Ông Nguyễn Tá Tỉnh - Phó trưởng ban thực hiện chính sách BHYT cho biết: Đúng là trong việc cung ứng thuốc, vai trò của BHYT rất hạn chế. Hiện nay, Thông tư số 10 (năm 2007) quy định các hình thức đấu thầu thuốc, nhưng lại không nêu rõ vai trò của BHYT trong quá trình đấu thầu.

Hiện mới có Quy chế 5250, về việc phối hợp giữa Bộ Y tế với BHYT tham gia lựa chọn, tổ chức đấu thầu thuốc. Nhưng Quy chế này có tính pháp lý không cao, nên hiện nay, số lượng các tỉnh có BHYT tham gia tổ chức đấu thầu thuốc rất ít. Đặc biệt, các thành phố lớn như Hà Nội và TPHCM, vẫn tổ chức đấu thầu riêng lẻ, không có vai trò của BHYT.

Chúng tôi đang kiến nghị điều chỉnh một số điều trong Thông tư số 10, theo hướng tăng cường vai trò của BHYT trong việc tổ chức đấu thầu thuốc.

Chúng ta đã có 60,2% dân số mua BHYT, nên quỹ BHYT là nguồn tài chính rất lớn cho các cơ sở khám chữa bệnh.

Nghịch lý này gây ra những bất cập gì, thưa ông?

Qua kiểm tra thuốc ở nhiều BV vẫn phát hiện giá cao hơn bên ngoài. Một số hoạt chất lựa chọn điều trị cho bệnh nhân lại có nhiều loại thuốc khác nhau, với giá chênh lệch nhiều lần...Năm vừa rồi, BHYT phải trả 15,8 nghìn tỷ đồng cho người bệnh, trong đó hơn 60% chi cho tiền thuốc. Ở các nước phát triển, BHYT được tham gia đấu thầu thuốc.

Khi BHYT được tham gia đấu thầu thì giá thuốc trong các BV có thấp hơn không?

Bộ Y tế còn phải hỏi Bộ Tài chính

Ông Nguyễn Quang Ân, Phó Vụ trưởng vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Y tế, người phụ trách việc đấu thầu thuốc trong các bệnh viện cho biết: Việc cho BHYT tham gia đấu thầu thuốc còn phải hỏi ý kiến Bộ Tài chính, nên vẫn áp dụng Thông tư số 10. 

BHYT nếu được giao trách nhiệm là thành phần của hội đồng đấu thầu mua thuốc sẽ phát huy vai trò giám sát; lựa chọn danh mục thuốc theo các tiêu chí cụ thể, khách quan; tham gia đàm phán giá sau đấu thầu và thanh toán chi phí thuốc theo nhu cầu cụ thể và kịp thời, trên cơ sở minh bạch giá nhập, các chi phí... Như vậy, chắc chắn sẽ khắc phục được các bất cập hiện nay và giá thuốc thanh toán BHYT chắc chắn sẽ tốt hơn.

Được biết, BHYT đã áp dụng thí điểm mua thuốc tập trung tại một số tỉnh. Kết quả thế nào? Có nên nhân rộng không, thưa ông?

Hiện nay, BHXH Việt Nam đã bàn bạc triển khai thí điểm đấu thầu mua thuốc và thanh toán tập trung tại Bình Định, Thanh Hoá, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Cao Bằng, Nghệ An. Việc tổ chức triển khai đang diễn ra thuận lợi. Nếu kết quả tốt sẽ báo cáo liên Bộ để nhân rộng.

Cảm ơn ông.

Hoàng Tuân
Thực hiện

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.