Bà Hứa Thị Phấn điều khiển ban lãnh đạo ở các ngân hàng ra sao?

Ông Hoàng Văn Toàn, Cựu chủ tịch NH Đại Tín
Ông Hoàng Văn Toàn, Cựu chủ tịch NH Đại Tín
TPO - Ông Hoàng Văn Toàn, cựu chủ tịch NH Đại Tín (TrustBank) khai: “Bà Hứa Thị Phấn có thể điều khiển ban lãnh đạo ở 5 ngân hàng”

Tại phiên toà ngày 9/5, sau khi đại diện VKS công bố xong cáo trạng, Hội đồng xét xử (HĐXX) chuyển sang phần xét hỏi. Theo đó, HĐXX xét hỏi bị cáo liên quan tới hành vi bị cáo Hứa Thị Phấn nâng khống căn căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch bán cho TrustBank, chiếm đoạt và gây thiệt hại 1.105 tỷ đồng

Do bị cáo Hứa Thị Phấn, chủ mưu trong hành vi này lẫn bị cáo Bùi Thị Kim Loan, trợ lý của bà Phấn vắng mặt, nên người đầu tiên tham gia phần xét hỏi là bị cáo Hoàng Văn Toàn, nguyên Chủ tịch HĐQT TrustBank.

Chủ tịch không có thực quyền

Bị cáo Hoàng Văn Toàn khai về TrustBank khoảng giữa năm 2008. Trước đó từ 2003 đến 2007, ông làm Tổng giám đốc Ngân hàng Nam Á. Từ năm 1992 đến năm 2003, bị cáo làm Tổng giám đốc Ngân hàng Phương Nam.

Bị cáo khai về Đại Tín làm là do được bạn bè giới thiệu với bà 6 Phấn lúc thất nghiệp. Ban đầu bị cáo được đề nghị về làm cố vấn hội đồng quản trị. Sau khi nhận lời, bị cáo Toàn tự xuống trụ sở ngân hàng ở Long An (khi đó vẫn tên Ngân hàng Rạch Kiến) để thăm anh em ngân hàng và nắm tình hình.  

Bà Hứa Thị Phấn điều khiển ban lãnh đạo ở các ngân hàng ra sao? ảnh 1 Bị cáo Toàn (đeo kính) cho rằng mình làm chủ tịch cho bà Phấn nhưng không có thực quyền- ảnh Tân Châu

Trả lời HĐXX việc ai giới thiệu bị cáo Toàn xuống ngân hàng tại Long An, bị cáo Toàn khai đây không phải là buổi lễ chính thức, chưa có chính danh, rõ ràng nên không tổ chức ra buổi lễ cho trang trọng. Tại ngân hàng cũng không bố trí phòng làm việc cho bị cáo.

Sau 5, 6 tháng bị cáo nắm tình hình đến thời điểm đại hội cổ đông năm 2009 thì đưa ra đánh giá, đây là ngân hàng nhỏ, mang tính chất nông thôn. Nguyên chủ tịch TrustBank khai, ông có tham gia đại hội cổ đông năm 2009 với tư cách người nắm giữ khoảng gần 5% cổ phần ngân hàng. Số cổ phần này không phải bị cáo bỏ tiền mua mà do bà Phấn chi tiền cho bị cáo Toàn đứng tên.

“Lúc đó bà Phấn mời bị cáo mua cổ phần nhưng bị cáo nói không có tiền. Bà Phấn kêu dự định bầu bị cáo làm Chủ tịch không có cổ phần thì không được. Bà Phấn nói đưa tiền mua cổ phần cho bị cáo đứng tên”, bị cáo Toàn cho biết.

Ông Toàn khai, HĐQT khi đó bầu khoảng 7,8 thành viên, bị cáo Toàn được bầu làm Chủ tịch và là người đại diện theo pháp luật, ông Trần Sơn Nam được bầu làm Tổng giám đốc.

Trả lời HĐXX về quy mô, cơ cấu tổ chức của ngân hàng sau khi bị cáo Toàn làm Chủ tịch, bị cáo Toàn cho biết qua năm đầu và năm 2 thì quy mô của ngân hàng ngày càng tăng lên. Mạng lưới được mở rộng. Tổng tài sản thời điểm 2011 vào khoảng 18.000 tỷ đồng. Có 150 điểm giao dịch trên cả nước, số nhân viên khoảng hơn 1.000 người. Bị cáo Toàn khai, bị cáo nhận thức làm thuê cho bà Hứa Thị Phấn, không có thực quyền dù làm Chủ tịch.

“Qua quá trình làm ngân hàng cũng hiểu nhưng do tình thế bị cáo có gắng xây dựng mặt quy chế, giữ cho vững. Bà Phấn nói đây là ngân hàng của bà, các việc không được xía vào sâu”, bị cáo Toàn trả lời HĐXX về câu hỏi bị cáo làm theo chỉ đạo của bà Phấn hay theo pháp luật.

Bà Hứa Thị Phấn đã kinh qua 5 ngân hàng, có thể điều khiển ban lãnh đạo

Nguyên chủ tịch TrustBank khai, dàn lãnh đạo của ngân hàng khi đó gồm Trần Sơn Nam làm CEO, ông Hứa Xường – em trai bà Phấn (theo cáo trạng đang bị truy nã); bà Ngô Kim Huệ - cháu bà Phấn; bà Lâm Hồng Trinh - cháu bà Phấn; thời gian sau này có thêm Ngô Trí Đức, người thân tín của bà Phấn giữ các chức danh quan trọng. 

Ông Toàn cho biết, việc chỉ đạo của bà Phấn cũng có khi trao đổi trực tiếp, khi thông qua Ngô Kim Huệ và Lâm Hồng Trinh. Bị cáo Toàn khai sau này bị cáo mới biết rõ hơn về bà Hứa Thị Phấn.

“Bà Phấn đã trải qua 5 ngân hàng, Ngân hàng Quế Đô, Nam Hải, Sài Gòn… trước khi vào xây dựng TrustBank. Theo tôi biết, bà có thể điều khiển của ban lãnh đạo của 5 ngân hàng bà đã từng làm”, bị cáo Toàn khai đồng thời cho biết, sau này bị cáo phân vân việc vì sao bà Phấn không có chức danh mà toàn bộ vận động của ngân hàng theo ý bà ấy hết.

“Bị cáo hình dung ra là bà ấy thông qua thành lập ngân hàng, một ngân hàng trong một ngân hàng. Tức là một ngân hàng nhỏ gồm CN Sài Gòn và CN Lam Giang, rồi một số thành viên trong HĐQT cũng đang chịu áp lực từ bà. Sau này bị cáo mới biết với tổng số giữ hơn 84% cổ phần thì không ai cản trở được ý định của bà Phấn. Chắc vì cơ chế đó bà ấy mới điều khiển được toàn bộ hoạt động theo ý mình tuy không giữ chức danh gì”, bị cáo Toàn nêu.

"Bán nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch không lời một đồng"

Theo yêu cầu của HĐXX, bị cáo Toàn trình bày hành vi khách quan mà cáo trạng xác định trong vụ án liên quan tới việc mua căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch, quận 3, TP.HCM.

Bị cáo Toàn khẳng định hành vi đó của bị cáo được xác định trong cáo trạng là đúng. Nhưng nguyên nhân, tình huống dẫn đến hành vi bị cáo mong HĐXX xem xét thêm. Theo bị cáo Toàn  lúc tính toán bị cáo thấy nếu mua căn nhà trên sẽ vượt tỷ lệ cho phép về sử dụng vốn điều lệ và quỹ bổ sung vốn điều lệ. Tuy nhiên, trong thời điểm đó NHNN và trước đó ĐHCĐ đã đồng ý cho tăng vốn từ 3.000 tỷ đồng lên 5.000 tỷ đồng nên Toàn đã chỉ đạo các bộ phận để làm hồ sơ để gửi NHNN, UBCK để đăng ký vốn lên 5.000 tỷ đồng.

Về vấn đề không thông qua ĐHCĐ khi mua tài sản, bị cáo Toàn cho biết nghĩ đơn giản đó chỉ là hình thức tại vì bà Phấn đã chiếm hơn 84% thì đưa giấy để hỏi ý kiến ĐHCĐ thì cũng chắc chắn có liền. Trước đó ĐHCĐ đã có một nghị quyết là giao HĐQT mua sắm tài sản sau đó báo cáo lại.

Bị cáo Toàn cho biết, khi bà Phấn nói trước đây mua căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch với giá 25.000 lượng vàng, khoảng hơn 1.000 tỷ đồng.

Bà Hứa Thị Phấn điều khiển ban lãnh đạo ở các ngân hàng ra sao? ảnh 2

Bị cáo Hoàng Văn Toàn tại toà - ảnh Tuyết Mai

Với chi phí thuế bà Phấn bán giá 1.260 tỷ đồng thì nghĩ không là gì.

“Tôi nghĩ bà ấy là chủ ngân hàng thì không lý lại đi ăn của ngân hàng hoặc làm hại ngân hàng trong chủ trương này. Bị cáo nghĩ đơn giản vậy nên bị cáo ký vào biên bản họp và nghị quyết mua tài sản đó”, bị cáo Toàn nêu tại tòa.

MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.